You are here:

Hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý, vận hành bộ máy hoạt động của công ty, được toàn quyền nhân danh công ty để ra quyết định, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty nhưng không thuộc thẩm quyền của Đại hồi đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Bài viết hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc đầy đủ thông tin về HĐQT – một bộ máy quản lý khi đăng ký thành lập công ty cổ phần, cùng theo dõi để hoạt động điều hành doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn.

1. Hội đồng quản trị là gì?

HĐQT là cơ quan điều hành mọi hoạt động của công ty, được toàn tuyền giải quyết các hoạt động của công ty, nhưng hoạt động này không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Lưu ý:

  • Chỉ có loại hình công ty cổ phần mới có bộ phận HĐQT.
  • Trong công ty cổ phần, cơ quan nắm quyền lực cao nhất là đại hội đồng cổ đông, tiếp theo đó mới là HĐQT.
  • Thực tế, việc thành lập công ty cổ phần rất phức tạp, quý khách cần nắm vững thông tin những lưu ý khi thành lập công ty để sớm hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

>> Xem thêm: Có bao nhiêu chức danh quản lý trong công ty cổ phần?

HĐQT là cơ quan quản lý của công ty
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty cổ phần

2. Các quyền và nghĩa vụ của HĐQT

  • Quyết định các hoạt động liên quan đến: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
  • Kiến nghị với ĐHĐCĐ các loại CP và tổng số CP được quyền chào bán.
  • Được toàn quyền quyết định bán CP, trái phiếu của công ty.
  • Được mua lại CP công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật doanh nghiệp.
  • Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định pháp luật.
  • Quyết định và thông qua các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
  • Thông qua hợp đồng kinh doanh, thương mại, đi vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản, theo báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ không có quy định khác. Tuy nhiên, các quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại điểm D Khoản 2 Điều 135 và khoản 1 Điều 162 của Luật doanh nghiệp.
HĐQT có quyền bán tài sản có gái trị bằng hoặc lớn hơn 5%, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác
HĐQT được bán tài sản giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% theo BCTC năm gần nhất
  • Có quyền quyết định nhân sự trong các trường hợp sau:
    • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT.
    • Bổ nhiệm, bãi nhiệm, ký hợp đồng, chấm dướt hợp đồng đối với GĐ, TGĐ hoặc người nắm giữ vị trí quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty.
    • Ngoài ra, HĐQT còn có quyền quyết định tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý nắm vị trí quan trọng tại công ty.
    • Có quyền giám sát, chỉ đạo GĐ/ TGĐ hoặc người quản lý khác trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
  • Quyết định các công việc liên quan đến thành lập công ty:
    • Cơ cấu tổ chức công ty.
    • Hệ thống quản lý nội bộ công ty.
    • Thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty.
    • Các hoạt động góp vốn, mua CP, xác nhập với doanh nghiệp khác.
  • Có quyền phê duyệt các hoạt động liên quan đến họp ĐHĐCĐ như sau:
    • Duyệt chương trình.
    • Tài liệu phục vụ.
    • Thông báo triệu tập ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định.
  • Trình báo cáo tài chính hàng năm lên ĐHĐCĐ.
  • Được quyền kiến nghị trong các trường hợp sau:
    • Mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức.
    • Xử lý lỗ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
    • Tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty.
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

>> Xem thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần

3. Số lượng và nhiệm kỳ của thành viên HĐQT

Danh mục

Quy định

Ghi chú

Số lượng thành viên Từ 03 tới 11 thành viên
Nhiệm kỳ 05 năm Các thành viên trong Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số lượng không hạn chế.
Thành viên mới của HĐQT, được bầu hoặc được bầu do thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm. Là thời hạn còn lại của Hội đồng quản trị.


Lưu ý:
Thành viên HĐQT có thể không thuộc thành viên cổ đông công ty.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thành lập công ty cổ phần

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về hội đồng quản trị, qua đó chúng ta hiểu thêm về những quyền hạn của hội đồng. Dựa vào những thông tin này, các doanh nghiệp có thể đưa ra sự sắp xếp các vị trí trong công ty sao cho phù hợp, cũng như là có hướng điều hành hoạt động sao cho mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc khác liên quan đến thành lập công ty cổ phần, Quý đọc giả có thể liên hệ với dịch vụ thành lập công ty TinLaw theo thông tin bên dưới để được hướng dẫn giải đáp.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn