Việc thành lập công ty hiện nay khá đơn giản, tuy nhiên với những ai ít tìm hiểu về luật doanh nghiệp thường sẽ không biết bắt đầu từ đâu, thực hiện các thủ tục như thế nào. Do đó, trong bài viết này dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ hướng dẫn các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Cùng theo dõi nhé!
Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết để lập hồ sơ
Để bước lập hồ sơ được tiến hành trơn tru, thì trước hết chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin sau:
- Loại hình công ty muốn thành lập,
Xem chi tiết: Nên chọn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp nào?
- Ngành nghề kinh doanh,
- Tên công ty,
- Địa chỉ trụ sở chính,
- Vốn điều lệ,
- Thông tin người đại diện theo pháp luật,
- Thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập…
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty
Trên cơ sở thông tin đã chuẩn bị ở bước 1, các bạn tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi loại hình doanh nghiệp có yêu cầu riêng về hồ sơ, giấy tờ đăng ký. Cụ thể:
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân: quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020
- Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh: quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020
- Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn: quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020
- Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần: quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020
Nhìn chung, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, các bạn cần soạn thảo hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt
Số lượng: 1 bộ
Xem chi tiết: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm giấy tờ gì?
Lưu ý:
- Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
- Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các bạn tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 2 cách:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Nộp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Xem chi tiết: Hướng dẫn cách đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng
Ở bước này, trước khi thực hiện các bạn nên liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập để xác nhận xem họ có nhận hồ sơ giấy hay không. Vì hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng.
Bên cạnh đó, có một điểm mới là việc nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện cùng lúc với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty. Vì thế, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Nhận giấy kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp:
- Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 5: Khắc con dấu công ty
Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, các bạn tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu.
Hiện nay công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.
Trên đây là trình tự các bước thành lập công ty cơ bản nhất. Hãy liên hệ với TinLaw để được tư vấn cụ thể vào cung cấp giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp:
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239