M&A là viết tắt của “Mergers and Acquisitions” trong tiếng Anh, trong tiếng Việt được dịch là “sáp nhập và mua bán”. M&A là quá trình kinh doanh mà hai hoặc nhiều công ty hợp nhất hoặc một công ty mua lại hoặc tiếp quản một công ty khác.
Hiện nay, M&A tại Việt Nam có thể phân thành 03 hình thức chính:
- Mua cổ phần (share acquisition);
- Mua tài sản (business acquisition); và
- Sáp nhập/hợp nhất (Mergers).
Giao dịch mua cổ phần là gì?
Mua cổ phần là một loại giao dịch M&A trong đó bên mua mua cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty đã được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và đang tồn tại (được gọi là “công ty mục tiêu”) nhằm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hay thành viên của công ty mục tiêu. Từ đó bên mua có quyền điều hành công ty mục tiêu và gián tiếp sở hữu tài sản của công ty mục tiêu. Qua việc mua cổ phần, bên mua có thể tận dụng lợi thế, tài sản và khả năng sản xuất của công ty mục tiêu để tăng cường quy mô và hoạt động kinh doanh của mình.
Cổ phần được mua bán có thể bao gồm cổ phần hiện hữu sẽ được bán từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc là cổ phần mới do công ty mục tiêu phát hành.
Theo Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được mua bán có thể là:
- Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
- Cổ phần bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
- Cổ phần bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
- Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Lưu ý:
- Trong quá trình mua cổ phần trong M&A, số lượng cổ phần mà bên mua mua được sẽ tỷ lệ thuận với quyền điều hành công ty và quyền sở hữu gián tiếp tài sản của công ty mục tiêu. Điều này có nghĩa là bên mua sẽ có quyền tham gia vào quản lý và ra quyết định trong công ty mục tiêu, đồng thời họ cũng sẽ chia sẻ phần lợi nhuận và rủi ro của công ty đó.
- Sau khi mua được cổ phần, các cổ phần này sẽ trở thành tài sản của bên mua. Bên mua có quyền định đoạt về việc sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp hoặc để thừa kế cổ phần đó theo quy định của pháp luật, điều lệ và thỏa thuận riêng biệt giữa bên mua và các cổ đông khác của công ty mục tiêu. Quyền này cho phép bên mua tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát công ty mục tiêu, cũng như tận dụng các lợi ích và giá trị từ cổ phần đã mua được.
Giao dịch mua tài sản là gì?
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trong các giao dịch M&A tài sản được mua bán có thể là tài sản hữu hình (cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc,…) hoặc vô hình (bao gồm thương hiệu, uy tín, nhân sự, nguồn hàng,…)
Mua tài sản là một trong những loại giao dịch M&A, trong đó bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán (công ty mục tiêu) đem ra bán. Trong các giao dịch M&A, tài sản được mua bán thường phục vụ cho mục đích chung của hoạt động kinh doanh cụ thể. Vì vậy, mục tiêu mà bên mua hướng đến thường là một hoặc một vài hoạt động kinh doanh cụ thể, chứ không chỉ đơn thuần là các tài sản riêng lẻ.
Sau khi mua tài sản, bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và tiếp tục vận hành hoạt động kinh doanh theo cách của mình. Điều này có nghĩa là bên mua có quyền quyết định về việc sử dụng, phát triển, bán, hoặc tái cấu trúc các tài sản đã mua để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Mua tài sản trong M&A thường cho phép bên mua tăng cường quy mô hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, và tận dụng các lợi ích chiến lược từ các tài sản đã mua.
Sáp nhập và Hợp nhất:
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Hợp nhất là trường hợp hai hay một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sáng công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Đối với giao dịch hợp nhất – sáp nhập, hiện nay vẫn còn khá khó khăn và ít được lựa chọn thực hiện tại Việt Nam, bởi các lý do sau:
- Quy định pháp luật tại Việt Nam về hợp nhất – sáp nhập vẫn còn có nhiều sơ sài;
- Thủ tục hành chính tiến hành thường không rõ ràng và mất nhiều thời gian;
- Pháp luật Việt Nam chưa cho phép thực hiện hình thức “sáp nhập lấy cổ phần đổi tiền mặt”.
So sánh giữa các hình thức giao dịch M&A
Đặc điểm | Mua cổ phần | Mua tài sản | Sáp nhập – Hợp nhất |
Mục đích thương mại | Bên bán muốn tìm đối tác, sẵn sàng chia sẻ quyền điều hành công ty mục tiêu nhằm tận dụng vốn hoặc năng lực của bên mua để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu. | Bên mua chỉ quan tâm đến một hoặc một vài hoạt động kinh doanh, tài sản, dự án, mua cổ phần trong công ty mục tiêu.
Bên bán không muốn bán toàn bộ sản nghiệp. |
Hợp nhất là quá trình kết hợp hai hay nhiều công ty thành một đơn vị mới, nhằm tận dụng các lợi thế, tài sản và khả năng sản xuất của các công ty thành viên để tăng cường quy mô và hiệu suất hoạt động kinh doanh.
Hợp nhất là quá trình kết hợp hai hay nhiều công ty thành một đơn vị mới, nhằm tận dụng các lợi thế, tài sản và khả năng sản xuất của các công ty thành viên để tăng cường quy mô và hiệu suất hoạt động kinh doanh. |
Tài sản giao dịch | Bên mua phải mua toàn bộ những gì công ty mục tiêu đang có, dù là xấu tốt, cần thiết hay không cần thiết.
Phù hợp với công ty mục tiêu muốn ngừng kinh doanh, hoặc tìm đối tác, chia sẻ quyền điều hành. |
Bên mua có thể lựa chọn những tài sản mà mình muốn mua, loại bỏ những tài sản không cần thiết.
Phù hợp với công ty mục tiêu chưa chắc muốn bán toàn bộ sản nghiệp của mình hoặc bên mua không có nhu cầu hoặc không đủ tiền mua. |
Trong quá trình hợp nhất, các công ty thành viên sẽ chuyển giao tài sản, cổ phần hoặc phần vốn góp của mình cho công ty mới thành lập hoặc công ty mẹ.
Trong quá trình sáp nhập, một công ty sẽ tiếp nhận và hợp nhất toàn bộ tài sản, cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty bị sáp nhập vào mình. |
Tính pháp lý | – Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật.
– Bên mua sẽ gián tiếp sở hữu tài sản và giấy phép của công ty mục tiêu. – Bên mua phải kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm từ công ty mục tiêu tương đương với số lượng cổ phần sở hữu (rủi ro cao). |
– Nếu mua tài sản, bên mua có thể bị hạn chế đối với một số loại tài sản, ví dụ như nhà đất,…
– Bên mua phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép, sang tên tài sản để chuyển quyền sở hữu. – Trong quá trình mua tài sản, bên mua không phải thừa kế nghĩa vụ và trách nhiệm từ công ty mục tiêu, chỉ mua các tài sản mà họ mong muốn và không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mục tiêu. tiêu (ít rủi ro). |
Quá trình hợp nhất yêu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý như lập và công bố báo cáo hợp nhất, thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thu thập ý kiến của các bên liên quan.
Quá trình sáp nhập yêu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý như lập và công bố báo cáo sáp nhập, thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thu thập ý kiến của các bên liên quan. |
Thuế | Nếu giao dịch mua cổ phần được thực hiện dưới hình thức phát hành cổ phần mới, bên mua lẫn bên bán (công ty mục tiêu) có thể không phải đóng thuế. | Khi bán tài sản doanh nghiệp, bên bán sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. | Trong quá trình hợp nhất, có thể áp dụng các chính sách thuế ưu đãi cho việc hợp nhất doanh nghiệp. |
Sự chấp thuận từ bên thứ ba | Phải được sự chấp thuận từ các cổ đông còn lại, theo điều lệ hoặc theo thỏa thuận cổ đông và/hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong một số trường hợp đối với NĐT nước ngoài) | Phải được sự chấp thuận từ nhiều bên khác, ví dụ chính quyền (đối với trường hợp mua tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận), người lao động (trong trường hợp mua lại NLĐ), sửa đổi các giấy phép liên quan. | Quá trình hợp nhất, sáp nhập cần được sự chấp thuận từ các cổ đông và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
Thời gian hoàn thành giao dịch | Cần nhiều thời gian để soát xét pháp lý, nhưng ít các thủ tục. | Không cần phải soát xét pháp lý, nhưng phải thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản. | Quá trình hợp nhất, sáp nhập có thể mất thời gian tương đối dài để hoàn thành do các thủ tục pháp lý và chấp thuận từ các bên liên quan. |
Lưu ý: Trong một số trường hợp, bên mua có thể kết hợp cả 02 phương thức mua cổ phần và mua tài sản nêu trên để tận dụng tối đa ưu điểm của từng phương thức giao dịch.
Trên đây là phần tổng hợp của TinLaw. Hy vọng thông qua bài viết, quý khách đã có cái nhìn rõ hơn về các hình thức giao dịch M&A. Trường hợp Quý khách cần được tư vấn, hãy liên hệ thông tin bên dưới để đội ngũ luật sư TinLaw kịp thời giải đáp.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239