You are here:

Phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh và công ty con

Chi nhánh và công ty con là khái niệm mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa phân biệt được. Do đó chưa biết nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Vậy hãy cùng TinLaw tìm hiểu sự khác biệt giữa chi nhánh và công ty con để có thể đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất.

Khái niệm chi nhánh và công ty con

Chi nhánh và công ty con là hai hình thức hoàn toàn khác nhau nhưng rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Nội dung dưới đây sẽ giải thích rõ cho bạn các khái niệm về công ty con và chi nhánh.

Chi nhánh là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc và có nhiệm vụ triển khai một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty. Trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh công ty được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh có khả năng mang lại doanh thu riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh này phải đảm bảo tuân theo ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký.

Công ty con là gì?

Công ty con là công ty có hơn 50% vốn điều lệ của công ty TNHH hoặc hơn 50% tổng số cổ phần phổ thông của công ty cổ phần thuộc sở hữu của một công ty khác, gọi là công ty mẹ. Trong đó:

  • Công ty mẹ có quyền quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;
  • Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi hay bổ sung Điều lệ của công ty con.
Công ty con là gì?

Công ty con là gì?

Công ty con là một thực thể pháp lý độc lập có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, hoạt động của công ty con phải chịu sự chi phối của công ty mẹ ở một vài khía cạnh.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và công ty con

Để phân biệt chính xác giữa chi nhánh và công ty con, hãy cùng xem xét từng khía cạnh của 2 khái niệm này trong bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh Chi nhánh công ty Công ty con
Bản chất thành lập Phụ thuộc doanh nghiệp. Không phụ thuộc doanh nghiệp.
Văn bản xác nhận tư cách chủ thể Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập. Có tư cách pháp nhân.
Vốn điều lệ Chi nhánh không có vốn điều lệ. Quy định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh Phải giống với ngành nghề kinh doanh của công ty. Có thể giống hoặc khác với ngành nghề đăng ký của công ty mẹ.
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm. Công ty mẹ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty con.
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, BCTC phải được hợp nhất với BCTC của công ty (đơn vị kế toán cấp trên). Là đơn vị kế toán độc lập, BCTC không bắt buộc hợp nhất với BCTC của công ty mẹ (chỉ hợp nhất khi được yêu cầu).
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể tiến hành chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Không được phép chuyển lợi nhuận trước thuế về cho công ty mẹ, thuế TNDN phải nộp tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc. Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.
Mã số thuế Được cấp theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty. Được cấp một mã số độc lập do mang tư cách độc lập.

 

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập chi nhánh và công ty con

Việc thành lập chi nhánh hay công ty con đều mang đến những ưu, nhược điểm khác nhau cho doanh nghiệp. Cùng TinLaw tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm này qua nội dung bên dưới đây.

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập chi nhánh

➣ Ưu điểm

  • Có thể thành lập ở nhiều địa điểm, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các khu vực khác nhau.
  • Không giới hạn số lượng chi nhánh công ty có thể thành lập.
  • So với việc mở một công ty con, chi nhánh thường có chi phí đầu tư thấp hơn.

➣ Nhược điểm

  • Chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
  • Chi nhánh phụ thuộc vào công ty mẹ về các chiến lược và quyết định kinh doanh, làm giảm tính tự chủ của chi nhánh.
  • Chi nhánh vẫn phải nộp thuế môn bài hàng năm là 1.000.000 đồng.
  • Việc quản lý một chi nhánh đôi khi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi chi nhánh đặt ở các khu vực xa xôi hoặc khác biệt về văn hóa, thị trường.
Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập chi nhánh

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập chi nhánh

Việc thành lập chi nhánh công ty có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức. Các doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng ưu, nhược điểm để đưa ra quyết định phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của mình.

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty con

➣ Ưu điểm

  • Công ty con hoạt động độc lập và tách biệt về mặt pháp lý với công ty mẹ, giúp gia tăng tính tự chủ của công ty con.
  • Mỗi công ty con có thể tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, giúp nâng cao chuyên môn hóa và hiệu quả công việc.
  • Công ty con có thể dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài, thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.

➣ Nhược điểm

  • Công ty con không được phép góp vốn hay mua cổ phần của công ty mẹ và các công ty con khác.
  • Tuy hoạt động độc lập nhưng công ty con vẫn phải chịu sự giám sát và điều hành từ công ty mẹ ở nhiều khía cạnh.
  • Việc thành lập công ty con đòi hỏi chi phí lớn cho các thủ tục pháp lý, thuế, tuyển dụng nhân sự và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty con

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty con

Việc thành lập công ty con là một quyết định chiến lược giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần phải đánh giá kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm để đưa ra chiến lược phù hợp.

Nên thành lập chi nhánh hay công ty con?

Từ phân tích ở trên, có thể thấy về cơ bản, cả công ty con và chi nhánh đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên,… Tuy nhiên, việc thành lập công ty con hay chi nhánh đều sẽ mang lại cho doanh nghiệp những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Nên thành lập chi nhánh hay công ty con?

Nên thành lập chi nhánh hay công ty con?

Do đó, nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ tùy theo mục đích của từng chủ thể. Nếu chủ thể muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề mới mà không ảnh hưởng tới công ty mẹ thì nên thành lập công ty con. Trường hợp chủ thể muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp tại một địa phương hoặc một quốc gia khác thì việc thành lập chi nhánh là phù hợp nhất.

Kết luận

Qua bài viết trên, TinLaw đã hướng dẫn cho bạn cách phân biệt chi nhánh và công ty con chi tiết nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn