Mỗi cá nhân được cấp duy nhất một mã số thuế cá nhân và nó được sử dụng với mục đích kê khai cho mọi khoản thu nhập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá nhân phải đóng mã số thuế cá nhân. Ví dụ như bị mất năng lực hành vi dân sự, người nộp thuế qua đời, mất tích…
Trong bài viết này, hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu thủ tục đóng mã số thuế cá nhân nhé.
Đóng mã số thuế cá nhân là gì?
Đóng mã số thuế cá nhân là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của 1 cá nhân tại cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Quá trình này thường xảy ra khi cá nhân không còn nghĩa vụ nộp thuế nữa. Chẳng hạn như khi chuyển sang cư trú tại nước ngoài, nghỉ hưu, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, qua đời,…. Hoặc khi có quyết định từ cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế do các lý do khác.
Việc đóng mã số thuế cá nhân giúp đảm bảo rằng cá nhân đó không còn phát sinh nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế nơi đã cấp mã số.
>> Xem thêm: 6 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online nhanh nhất
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân, người phụ thuộc
Việc đóng mã số thuế cá nhân là cần thiết khi cá nhân không còn nghĩa vụ nộp thuế. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, hãy cùng tìm hiểu các thủ tục cần thiết để đóng mã số thuế cá nhân và người phụ thuộc.
Cách chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc được hướng dẫn tại Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi đóng mã số thuế
Người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 của Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế. Cụ thể:
♦ Điều 60: Xử lý số tiền thuế nộp thừa
Một khoản thuế nộp thừa sẽ không được hoàn trả lại ngay. Thay vào đó, sẽ xử lý theo thứ tự sau:
- Bù trừ tự động với nợ thuế, nợ phạt hoặc số thuế phải nộp của cùng loại thuế
- Bù trừ tự động với số thuế phải nộp của lần tiếp theo
- Sau 6 tháng tính từ ngày nộp thừa, nếu không phát sinh thêm số thuế phải nộp thì được xét hoàn. (Nếu trong thời gian 6 tháng này có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì tiếp tục bù trừ)
♦ Điều 67: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
♦ Điều 69: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
♦ Điều 70, 71: Thủ tục hoàn thuế TNCN
Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ. Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
- Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
>> Xem thêm:
- Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân
- Tổng hợp công ty dịch vụ kế toán HCM chuyên nghiệp, uy tín tại TPHCM
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC và các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
>> Tải xuống: Mẫu số 24/ĐK-TCT – Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Ví dụ: Trường hợp cá nhân đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan của cơ quan có thẩm quyền (Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự).
Bước 3: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân
Cá nhân nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân và người phụ thuộc là quy trình quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ thuế được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Việc nắm rõ các bước và yêu cầu trong thủ tục này giúp tránh những sai sót không đáng có. Để hoàn thành thủ tục một cách hiệu quả, cá nhân cần tuân thủ đúng các hướng dẫn từ cơ quan thuế.
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân online
Ngoài cách nộp hồ sơ đóng mã số thuế trực tiếp đến cơ quan thuế, các bạn có thể thực hiện qua mạng tại website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Tuy nhiên, điều kiện là cá nhân phải có tài khoản giao dịch thuế điện tử. Nếu chưa có thì bạn có thể đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử theo các bước được hướng dẫn tại Công văn 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021
Cụ thể các bước thực hiện đóng mã số thuế cá nhân online như sau:
- Bước 1: Truy cập website https://thuedientu.gdt.gov.vn
- Bước 2: Đăng nhập ID là mã số thuế và mật khẩu của người nộp thuế
- Bước 3: Chọn “Đăng ký thuế” => Chọn “Chấm dứt hiệu lực MST”
- Bước 4: Làm Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT và đính kèm các tài liệu tùy từng trường hợp
- Bước 5: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ trả lời của cơ quan thuế
Đóng mã số thuế cá nhân online gồm năm bước đơn giản, từ truy cập trang web đến gửi hồ sơ và chờ trả lời của cơ quan thuế. Quy trình này giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian và thực hiện thủ tục một cách thuận tiện.
Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện Ban hành Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT. Ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Thủ tục đóng mã số thuế thu nhập cá nhân
Cần phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu nơi người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Để quyết toán nghĩa vụ của người nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý khoản thu, xử lý bù trừ nghĩa vụ thuế hoặc hoàn trả theo quy định của pháp luật
Thực hiện thủ tục bù trừ hoặc hoàn trả kiêm bù trừ đối với các nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan quản lý thuế
=> Khi mã số thuế của người nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực thì Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân, Thông báo mã số thuế, Thông báo mã số người phụ thuộc hết hiệu lực.
Lưu ý:
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cập nhật thông tin và chuyển trạng thái mã số thuế của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” ngay trong ngày làm việc. (Hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo theo mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC).
Và hiển thị trạng thái “Người nộp thuế ngừng hoạt động và đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MSP” ngay trong ngày làm việc. (Hoặc chậm nhất vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo ngày ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC).
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi đóng mã số thuế
Trước khi đóng mã số thuế, người nộp thuế cần hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế như nộp đủ số thuế còn nợ, khai báo đầy đủ các khoản thu nhập phát sinh và nộp các tờ khai thuế theo quy định.
Căn cứ khoản 1, điều 15, Thông tư 105/2020/TT-BTC, các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi đóng mã số thuế gồm:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có. Theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Việc tuân thủ nghiêm túc các nghĩa vụ này không chỉ giúp quá trình đóng mã số thuế diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó còn đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế trong tương lai. Hoàn thành các nghĩa vụ thuế là bước quan trọng để đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì mối quan hệ tốt với cơ quan thuế.
>> Xem thêm: Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán trọn gói, chuyên nghiệp
Phần kết
Trên đây là hướng dẫn của dịch vụ kế toán TinLaw về thủ tục đóng mã số thuế cá nhân, người phụ thuộc. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239