You are here:

Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp cần làm gì?

Giấy chứng nhận đầu tư được xem là chìa khóa để mở cánh cửa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phía sau cánh cửa đó còn rất nhiều thủ tục hành chính khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Vậy những thủ tục đó cụ thể là gì? Bài viết sau đây sẽ cho các doanh nghiệp biết cần phải làm những gì khi có giấy chứng nhận đầu tư, hãy theo dõi và áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.

1. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đầu tiên doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Soạn điều lệ công ty (soạn điều lệ theo đúng nghành nghề và quy mô của công ty).
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
  • Đối với xin giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, phải nộp kèm theo danh sách thành viên và danh sách cổ đông sáng lập đối với trường hợp công ty cổ phần.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ)
  • Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần phải bổ sung kèm theo các loại giấy tờ sau:
    • Giấy chứng minh nhân dân của các thành viên (bản sao y công chứng thời gian không quá 3 tháng).
    • Hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Lưu ý: cần chuẩn bị thêm mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ để cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh dễ dàng xem xét và theo dõi hồ sơ.

>> Xem chi tiết: Để thành lập công ty cần những gì?

Chuẩn bị hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Niêm yết bảng hiệu

Doanh nghiệp tiến hành làm bảng hiệu công ty đặt tại địa chỉ trụ sở chính, kích cỡ bảng hiệu không cần quá to chỉ cần ghi đầy đủ thông tin:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ doanh nghiệp.
  • Số điện thoại.
  • Mã số thuế.

>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

3. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản cho doanh nghiệp theo danh sách sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản ( 2 bản);
  • Bản sao y công chứng giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người đại diện pháp luật;
  • Bản sao y công chứng giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của kế toán trưởng (nếu có);
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu có);
  • Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi mở tài khoản công ty tại ngân hàng, doanh nghiệp mang theo  điều lệ , con dấu để xác nhận và tiến hành hồ sơ trong 01 lần.

>> Xem chi tiết: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập

4. Tiến hành thủ tục đăng ký thuế điện tử

Đăng ký thuế điện tử là dịch vụ nộp thuế trên Internet qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế theo quy định hiện hành, gồm 2 bước:

  • Bước 1: Sau khi có đầy đủ thông tin số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, kế toán sẽ dùng thiết bị để  khai thuế điện tử cho doanh nghiệp để đăng ký và kích hoạt tài khoản qua mạng hệ thông ngân hàng.
  • Bước 2: Yêu cầu ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận doanh nghiệp đã nộp thuế điện tử.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn đăng ký nộp tiền thuế điện tử qua mạng mới nhất

Website đăng ký thuế điện tử
Website đăng ký thuế điện tử

5. Đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay khi nhận GPKD. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp nhận được GPKD nhưng chưa đi vào hoạt động.

Chuẩn bị hồ sơ khai thuế ban đầu

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao có công chứng của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân người đứng ra đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
  • Giấy quyết định bổ nhiệm của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc
  • Giấy tờ bổ nhiệm Kế toán trưởng người phụ trách kế toán ( trường hợp doanh nghiệp đã có kế toán trưởng)
  • Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn
  • Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu doanh nghiệp bạn có tài sản cố định)
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu người này không đại diện theo pháp luật

Lưu ý: chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo danh sách đã nếu trên, sau đó ký tên đóng dấu theo quy định. Tùy vào cơ quan thuế thì hồ sơ khai thuế ban đầu sẽ có sự khác nhau.

>> Xem chi tiết: Thủ tục khai thuế ban đầu cho công ty mới thành lập

Trên đây là những việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được hỗ trợ thực hiện những thủ tục trên, vui lòng liên hệ dịch vụ làm giấy phép đầu tư TinLaw theo thông tin bên dưới:

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn