You are here:

Thành lập công ty xây dựng: Điều kiện, thủ tục mới nhất 2024

Khi quyết định thành lập công ty xây dựng thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều yêu cầu pháp lý và quy trình khác nhau. Việc chuẩn bị tài chính, giấy phép là những yếu tố không thể bỏ qua giúp tiết kiệm thời gian và tránh rắc rối sau này. Hãy cùng TinLaw tìm hiểu kỹ hơn về cách thành lập công ty xây dựng thông qua bài viết sau đây nhé!

Công ty xây dựng là gì?

Công ty xây dựng là tổ chức có đủ chức năng và năng lực trong lĩnh vực xây dựng. Loại công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế và quản lý công trình. Khi thành lập công ty xây dựng, chủ đầu tư có thể nhận thầu các công việc hoặc toàn bộ dự án xây dựng của một công trình. 

Công ty xây dựng là gì?

Công ty xây dựng là gì?

Công ty xây dựng chuyên thi công các công trình như nhà ở, tòa nhà, cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Bên cạnh đó, các công ty này cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn và môi trường. Quan trọng hơn, họ phải đảm bảo mọi công trình hoàn thành đúng tiêu chuẩn và an toàn.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Để thành lập công ty xây dựng, bạn cần tuân thủ một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Cùng tham khảo các phần dưới đây để hiểu rõ hơn về các yêu cầu này nhé!

Điều kiện về người thành lập công ty xây dựng

Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã quy định về việc thành lập công ty xây dựng. Đây là một số điều kiện về chủ thể thành lập công ty xây dựng:

  • Chủ thể là người Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đầy đủ các tư cách pháp nhân theo quy định của Nhà nước.
  • Nếu chủ thể đăng ký thành lập một công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp, họ sẽ không bị hạn chế về vốn. Bằng cấp và kinh nghiệm cũng không phải là điều kiện cần thiết.
  • Nếu chủ thể đăng ký các ngành nghề như thiết kế kiến trúc xây dựng/giám sát thi công công trình thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, yêu cầu về vốn điều lệ của công ty xây dựng cũng phải được đáp ứng.

Ngoài ra, nếu chủ thể thuộc một số trường hợp sau thì sẽ không được phép tham gia thành lập công ty xây dựng:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người dưới 18 tuổi hoặc không có đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp phục vụ lợi ích riêng.
  • Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong quân đội và công an nhân dân Việt Nam không được phép tham gia.
  • Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ tại các doanh nghiệp nhà nước 100% vốn sở hữu không được phép tham gia. Tuy nhiên, những người được uỷ quyền đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì có thể.
  • Người đang thụ án tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều kiện về người thành lập công ty xây dựng

Điều kiện về người thành lập công ty xây dựng

Để thành lập công ty xây dựng, người đăng ký cần đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp lý và chuyên môn. Việc tuân thủ đúng các yêu cầu này sẽ giúp đảm bảo công ty hoạt động hợp pháp và hiệu quả hơn.

Điều kiện về chứng chỉ ngành nghề khi mở công ty xây dựng

Theo Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia vào một trong các ngành nghề sau (Trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 3 Điều 83):

  • Khảo sát xây dựng.
  • Lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.
  • Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều kiện về chứng chỉ ngành nghề

Điều kiện về chứng chỉ ngành nghề khi mở công ty xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là giấy chứng nhận do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp. Mục đích của chứng chỉ này là đánh giá năng lực của các tổ chức, đơn vị tham gia vào lĩnh vực xây dựng.

Mã ngành, nghề kinh doanh khi thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng, việc xác định mã ngành, nghề kinh doanh là một yếu tố quan trọng. Mã ngành giúp công ty định rõ lĩnh vực hoạt động và tuân thủ quy định của pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu về mã ngành, nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty xây dựng trong bảng dưới đây nhé!

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành
1 Xây dựng các loại nhà ở 4100
2 Xây dựng nhà ở cho gia đình 4101
3 Xây dựng các loại nhà không dùng để ở 4102
4 Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dân dụng 4200
5 Xây dựng công trình giao thông đường sắt 4211
6 Xây dựng công trình giao thông đường bộ 4212
7 Xây dựng công trình điện năng 4221
8 Xây dựng hệ thống cấp nước và thoát nước 4222
9 Xây dựng công trình viễn thông, liên lạc 4223
10 Xây dựng công trình công ích khác 4229
11 Xây dựng công trình thủy lợi và thủy điện 4291
12 Xây dựng công trình khai thác mỏ 4292
13 Xây dựng công trình chế tạo và sản xuất 4293
14 Xây dựng các công trình dân dụng khác 4299
15 Phá dỡ công trình 4311
16 Chuẩn bị và xử lý mặt bằng thi công 4312
17 Lắp đặt hệ thống điện năng trong công trình 4321
18 Lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước và điều hòa không khí 4322
19 Lắp đặt các hệ thống cơ khí và xây dựng khác 4329
20 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
21 Các hoạt động xây dựng chuyên biệt khác 4390
22 Hoạt động thiết kế chuyên môn (Trang trí nội, ngoại thất) 7410
23 Bán lẻ dụng cụ, vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt trong xây dựng 4752
24 Bán buôn vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt trong công trình 4663

Khi thành lập công ty xây dựng, bạn cần chọn mã ngành chính xác để phản ánh đúng lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, nếu công ty có ý định mở rộng, bạn có thể đăng ký thêm mã ngành phụ. 

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng, bạn cần nắm vững các thủ tục pháp lý để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ. Bên dưới đây là bốn bước quan trọng mà bạn cần lưu ý: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ 

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng cần bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách các thành viên sáng lập, thành viên góp vốn.
  • Bản sao Thẻ căn cước/CMND/Hộ chiếu của các thành viên (bao gồm cá nhân, tổ chức, người đại diện pháp luật của công ty, người đại diện được ủy quyền của thành viên là tổ chức).
  • Tài liệu chứng minh tỷ lệ góp vốn hoặc cổ phần của từng thành viên.
Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ 

Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Lưu ý: Đối với các nhóm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, không yêu cầu về vốn hay bằng cấp. Tuy nhiên, đối với các nhóm ngành như giám sát, thiết kế, khảo sát, quản lý, lập quy hoạch, sẽ có yêu cầu về bằng cấp đối với cả cá nhân và tổ chức.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➤ Thời gian giải quyết: Trong khoảng 3 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo theo quy định pháp luật. Cụ thể việc này được thực hiện công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc thông báo này phải được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin công bố sẽ bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Sau khi nhận được thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp. 

Khắc con dấu của và công bố mẫu dấu

Khắc dấu của doanh nghiệp và công bố mẫu dấu

Khi này Phòng ĐKKD cũng sẽ đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng sẽ thực hiện cấp thông báo về việc đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau khi thành lập công ty xây dựng 

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý và hành chính cụ thể như sau:

  • Treo biển tại trụ sở chính của công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp thuế trực tuyến.
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định.
  • Góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với các ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động trước khi ký hợp đồng và xuất hóa đơn.
  • In và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
thủ tục sau khi thành lập công ty xây dựng 

Tiến hành các thủ tục sau khi thành lập công ty xây dựng

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp cần duy trì nghĩa vụ pháp lý để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Quá trình tuân thủ đầy đủ sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro pháp lý về sau này. Nếu bạn cần hỗ trợ các thủ tục về thuế, dịch vụ kế toán – thuế trọn gói TinLaw có thể giúp bạn.

Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý và tài chính. Sau đây là những kinh nghiệm quan trọng giúp bạn thực hiện các thủ tục và quy định cần thiết khi thành lập công ty xây dựng:

  • Loại hình doanh nghiệp: Bạn cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và mục tiêu của công ty. Các loại hình phổ biến là công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
  • Tên công ty: Tên công ty phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tên công ty đã đăng ký.
  • Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của công ty. Bạn cũng phải kiểm tra các điều kiện pháp lý và giấy phép yêu cầu của ngành nghề đó.
  • Vốn điều lệ: Đối với ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, không có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, với các ngành yêu cầu vốn pháp định, bạn phải tuân thủ mức vốn quy định.
  • Địa chỉ công ty: Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng và hợp pháp. Bạn có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng ảo trong giai đoạn đầu để tiết kiệm chi phí.
  • Người đại diện pháp luật: Người đại diện pháp luật phải có năng lực pháp lý và kinh nghiệm quản lý. Người này chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty.
  • Thuế: Bạn cần đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng hạn. Việc này giúp công ty tránh rủi ro pháp lý và duy trì hoạt động hợp pháp.
Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

Để hoàn thành thủ tục thành lập công ty xây dựng đúng quy định, bạn cần theo dõi và nắm bắt các điều luật liên quan. Hãy cập nhật thông tin thường xuyên từ cơ quan nhà nước để giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý nhé!

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng tại TinLaw

Quá trình thành lập công ty xây dựng có khiến bạn mất thời gian hoặc gặp khó khăn về thủ tục? Hãy tìm đến một đơn vị uy tín để được hỗ trợ kịp thời. TinLaw là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn và hỗ trợ thành lập công ty xây dựng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, giúp hoàn thành thủ tục nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.

Đây là các ưu điểm của dịch vụ thành lập công ty xây dựng tại TinLaw:

  • Tư vấn chi tiết và chuyên sâu: TinLaw cung cấp dịch vụ tư vấn chi tiết về các bước thành lập công ty xây dựng. Chúng tôi đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ các quy trình pháp lý cần thiết.
  • Hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả: Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, TinLaw cam kết giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện đúng tiến độ.
  • Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật: Chúng tôi luôn cập nhật và áp dụng các điều luật mới nhất để đảm bảo công ty được thành lập đúng theo quy định pháp luật.
  • Dịch vụ trọn gói: Dịch vụ thành lập công ty tại TinLaw bao gồm từ tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh,….. Dịch vụ trọn gói đảm bảo quá trình thành lập diễn ra thuận lợi và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý khi hoạt động.
Dịch vụ thành lập công ty xây dựng

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng tại TinLaw

Với những ưu điểm vượt trội, TinLaw là đối tác đáng tin cậy giúp bạn thành lập công ty xây dựng nhanh chóng và chính xác. Hãy liên hệ ngay với TinLaw để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong suốt quá trình thành lập công ty xây dựng nhé!

Một số câu hỏi liên quan khi thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng, nhiều vấn đề pháp lý và thủ tục có thể khiến bạn băn khoăn. Để giúp bạn giải quyết những thắc mắc thường gặp, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến liên quan đến quá trình này. Cùng tìm hiểu những thông tin sau để chuẩn bị tốt nhất cho việc thành lập công ty của bạn nhé!

Thành lập công ty xây dựng có cần chứng chỉ hành nghề không?

Khi kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, doanh nghiệp không cần phải có chứng chỉ hay bằng cấp. Tuy nhiên, đối với các ngành như thiết kế, khảo sát, giám sát xây dựng, doanh nghiệp cần có giấy phép hành nghề. Chứng chỉ và bằng cấp chuyên ngành cũng cần được chuẩn bị trước khi hoạt động.

Giám đốc công ty xây dựng có cần bằng cấp không?

Hiện nay, không có yêu cầu cụ thể về bằng cấp đối với Giám đốc công ty xây dựng. Cá nhân đảm nhận vị trí này có thể dựa trên năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

Mở công ty xây dựng cần bao nhiêu vốn?

Luật Doanh Nghiệp không quy định mức vốn cụ thể cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh. Vốn quá ít có thể gây khó khăn trong hoạt động, trong khi vốn quá nhiều có thể dẫn đến lãng phí và khó điều chỉnh sau này.

Kết luận

Việc thành lập công ty xây dựng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định pháp lý. Để quy trình diễn ra suôn sẻ, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị chuyên nghiệp như TinLaw là lựa chọn hợp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn