Thực hiện bản tự công bố sản phẩm là một quy trình quan trọng. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm của mình. Bài viết của TinLaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bản tự công bố sản phẩm. Cùng theo dõi với chúng tôi để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Bản tự công bố sản phẩm là gì?
Bản tự công bố sản phẩm là loại văn bản do doanh nghiệp tự lập và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của sản phẩm. Bản tự công bố sản phẩm có giá trị pháp lý tương đương với bản công bố sản phẩm do cơ quan chức năng cấp. Tuy nhiên, quy trình thực hiện đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Khi tự công bố, doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm tuân thủ đầy đủ các quy định do cơ quan nhà nước ban hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu trữ và cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan. Để có thể chứng minh chất lượng và an toàn của sản phẩm khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.
Những sản phẩm được phép tự công bố sản phẩm
Các sản phẩm được phép tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn: Các sản phẩm thực phẩm đóng hộp, đóng chai, đóng túi, hoặc các sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn để bán lẻ.
- Phụ gia thực phẩm: Những chất được sử dụng như chất bảo quản, chất làm dày, chất tạo màu, hương liệu và các phụ gia khác để cải thiện độ bền và chất lượng của thực phẩm.
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Bao gồm các chất sử dụng trong quá trình chế biến, làm tăng tính ổn định, khả năng chịu nhiệt, hoặc cải thiện tính chất vật lý và hóa học của thực phẩm.
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm: Lon đựng nước giải khát, chai đựng dầu ăn, túi đựng gia vị, và các sản phẩm dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm.
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Gồm các loại vật liệu như bao bì nhựa, giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt được sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Các sản phẩm này khi tự công bố sản phẩm cần tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn và chất lượng. Nhằm đảm bảo an toàn về các sản phẩm cho người tiêu dùng.
Hồ sơ cần thiết của bản tự công bố sản phẩm
Các hồ sơ cần thiết để tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…) do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do doanh nghiệp công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ giúp đảm bảo rằng quy trình tự công bố sản phẩm diễn ra suôn sẻ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý về sản phẩm.
Mẫu số 01 Bản tự công bố sản phẩm
Bạn có thể download mẫu tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Mẫu này đóng vai trò quan trọng trong quy trình tự công bố sản phẩm. Sẽ giúp bạn đảm bảo được tính chính xác và minh bạch trong việc công khai thông tin về sản phẩm.
Quy trình tự công bố sản phẩm
Tự công bố sản phẩm đòi hỏi các tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm tuân thủ theo các bước sau:
- Bước 1: Thông báo tự công bố sản phẩm
Tổ chức hoặc cá nhân tự công bố sản phẩm thông qua các phương tiện công cộng hoặc trang thông tin điện tử. Đồng thời, phải niêm yết công khai tại trụ sở và nộp bản công bố đến cơ quan quản lý nhà nước qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
- Bước 2: Có quyền sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
Ngay sau khi tự công bố, tổ chức hoặc cá nhân có quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
- Bước 3: Lưu trữ và đăng tải bản tự công bố
Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận bản tự công bố từ tổ chức hoặc cá nhân để lưu trữ hồ sơ. Đồng thời sẽ đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó. Nếu tổ chức hoặc cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất, họ chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan đã lựa chọn.
- Bước 4: Quy định về tài liệu của bản tự công bố sản phẩm
Tất cả tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được viết bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng. Bản công chứng đó vẫn giữ nguyên hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Bước 5: Cập nhật thay đổi sản phẩm
Đối với các thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, hoặc thành phần cấu tạo, tổ chức hoặc cá nhân phải tiến hành tự công bố lại. Đối với các thay đổi khác, họ phải thông báo văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước. Sau đó sẽ được phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm sau khi thông báo được gửi đi.
Đây là quy trình quan trọng giúp các tổ chức và cá nhân đáp ứng các quy định pháp lý. Bên cạnh đó còn khẳng định cam kết về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Ưu điểm khi tự công bố sản phẩm
Tự công bố sản phẩm là một quy trình quan trọng và có nhiều ưu điểm đối với doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay và yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng cao. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm:
- Tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng: Khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, điều này thể hiện sự minh bạch và cam kết về chất lượng sản phẩm.
- Giảm chi phí và thời gian: Quy trình tự công bố thường nhanh gọn và ít tốn kém hơn, cho phép sản phẩm nhanh chóng ra thị trường.
- Linh hoạt trong việc cập nhật và điều chỉnh sản phẩm: Khi tự công bố, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc cập nhật và điều chỉnh sản phẩm. Từ đó có thể phù hợp với thị trường và yêu cầu của khách hàng.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể tận dụng quy trình tự công bố sản phẩm để nhanh chóng đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Nhằm bắt kịp xu hướng và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
- Tự chủ trong quản lý chất lượng: Tự công bố sản phẩm cho phép doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể chủ động thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về an toàn và chất lượng sản phẩm. Đồng thời tránh được các rủi ro pháp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Tự công bố sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng. Để tận dụng tối đa các ưu điểm này, doanh nghiệp cần nắm vững quy trình và các quy định pháp luật liên quan.
Dịch vụ hỗ trợ làm bản tự công bố sản phẩm tại TinLaw
TinLaw cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm bản tự công bố sản phẩm một cách toàn diện, bao gồm:
- Tư vấn chi tiết: Chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình tự công bố sản phẩm, điều kiện và yêu cầu cần thiết.
- Chuẩn bị hồ sơ: TinLaw hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết và báo cáo kiểm định.
- Dịch thuật và công chứng: Nếu hồ sơ bao gồm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, chúng tôi sẽ dịch thuật các tài liệu này sang tiếng Việt. Đồng thời thực hiện công chứng (nếu khách hàng có nhu cầu) để đảm bảo tính hợp pháp.
- Soạn thảo bản tự công bố sản phẩm: TinLaw sẽ soạn tài liệu chi tiết và chuẩn xác, mô tả đầy đủ các thông tin về sản phẩm,… Chúng tôi đảm bảo rằng bản tự công bố của bạn phản ánh đúng thực tế sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý.
- Hỗ trợ sau công bố: TinLaw tiếp tục tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc duy trì và cập nhật hồ sơ. Nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh.
TinLaw cam kết đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tự công bố sản phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang muốn làm bản tự công bố sản phẩm nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói, giá tốt tại TinLaw
Một số lưu ý khi làm bản tự công bố sản phẩm
Khi tiến hành tự công bố sản phẩm, các tổ chức và cá nhân cần chú ý đến một số điểm quan trọng sau:
➤ Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
Quý doanh nghiệp cần đặt số thứ hồ sơ tự hồ sơ sản phẩm; ghi tên, địa chỉ, sđt, email công ty…
➤ Thông tin sản phẩm
- Tên sản phẩm: Tên sản phẩm phải thống nhất toàn hồ sơ.
- Thành phần: Kê khai từng loại nguyên liệu đúng với thực tế sản xuất, nếu nguyên liệu là đa chất, phụ gia thực phẩm, phẩm màu thực phẩm, … phải có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng.
- Thời hạn sử dụng sản phẩm: Thời gian không bắt buộc nhưng phải kê khai kể từ ngày sản xuất đến khi hết hạn sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng: Những từ thường gặp như: chiên, nướng, xào, nấu, ăn liền, nấu chín trước khi ăn, …..Đối với thực phẩm có công dụng cần chuẩn bị tài liệu được công nhận hoặc nghiệm thu để chứng minh.
- Thành phần bảo quản: Đúng với điều kiện bảo quản thực tế để giữ sản phẩm tốt hơn.
- Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: Sử dụng bao gói gì, chất lượng gì, thì khai báo đúng thực tế.
- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực: Có thể ở khoảng 20 °C tùy vào mỗi sản phẩm dạng rắn, lỏng, sệt.
➤ Nhãn và Yêu cầu về an toàn thực phẩm
- Nhãn sản phẩm: Phần này khá quan trọng nên chúng ta kê khai phải chính xác. Tùy mỗi sản phẩm các thông tin thể hiện sẽ có khác biệt. Để tạo nhãn cho sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ TinLaw để được tư vấn cụ thể.
- Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Thiết lập các Quy chuẩn kỹ thuật đúng bản chất của từng loại sản phẩm, như: Quyết định 46, QCVN 8-2, QCVN 8-1, QCVN 6-2, QCVN 9-1,…Đối chiếu kết quả kiểm nghiệm với giới hạn trong quy chuẩn. Để kiểm tra xem KQKN của sản phẩm đã kiểm có nằm trong giới hạn cho phép.
Tuân thủ các lưu ý này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối pháp lý. Đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng.
Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là các thắc mắc mà doanh nghiệp hay cá nhân làm bản tự công bố sản phẩm thường gặp phải.
Đối tượng nào cần công bố sản phẩm?
Các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm như: thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,…Các sản phẩm này đều phải thực hiện việc tự công bố sản phẩm. Nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm của họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 38/2012/NĐ-CP, bản tự công bố có thời hạn là 03-05 năm. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất và chứng chỉ quản lý chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP mới nhất, quy định về thời hạn đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, bản tự công bố sản phẩm sẽ có thời hạn vĩnh viễn.
Nộp bản tự công bố sản phẩm ở đâu?
Bạn sẽ tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên hệ thống thông tin an toàn thực phẩm. Nếu hệ thống chưa có, hồ sơ sẽ nộp qua bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước được chỉ định. Nếu có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm, chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý.
Kết luận
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ các vấn đề khi làm bản tự công bố sản phẩm rồi đúng không? TinLaw hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn và hãy chia sẻ để có thêm nhiều người hiểu được vấn đề này nhé! Nếu bạn đang tìm dịch vụ hỗ trợ làm bản tự công bố sản phẩm, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!