Trước đây, doanh nghiệp muốn kinh doanh nguyên liệu thực phẩm phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, với quy định mới hiện nay đã có nhiều sự thay đổi, nguyên liệu thực phẩm được xếp vào nhóm thực phẩm thường nên thủ tục công bố giống với công bố thực phẩm thường, tức là doanh nghiệp được phép tự công bố chất lượng nguyên liệu thực phẩm của mình.
Trong bài viết này, hãy cùng dịch vụ công bố sản phẩm TinLaw tìm hiểu về thủ tục công bố nguyên liệu thực phẩm nhé!
Nguyên liệu thực phẩm là gì?
Nguyên liệu thực phẩm là các sản phẩm phụ trợ ở dạng thô như bột mì, mật ong, ớt, tương, mắm,… dùng để chế biến thực phẩm hoặc hỗ trợ tạo nên 1 món ăn ngon.
Do đó mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người quan trọng không kém so với thực phẩm thông thường. Nên công bố nguyên liệu thực phẩm là việc làm cực kì quan trọng của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Việc công bố nhằm đảo bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào trước khi hàng hóa thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
Quy định công bố nguyên liệu thực phẩm
Hiện nay với cơ chế chính sách cởi mở thì chính phủ đã ban hành nghị định số 15/2018/NĐ-CP để thay thế cho nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Trích dẫn Điều 4 nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Theo nghị định mới này, nguyên liệu thực phẩm được xếp vào nhóm thực phẩm thường nên thủ tục công bố giống với công bố thực phẩm thường, tức là doanh nghiệp được phép tự công bố chất lượng sản phẩm của mình.
Hướng dẫn thủ tục công bố nguyên liệu thực phẩm
Hồ sơ tự công bố nguyên liệu thực phẩm gồm có:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi:
- Phòng kiểm nghiệm do cơ quan nhà nước chỉ định;
- Hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
Cách thực hiện:
- Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, tivi, mạng xã hội…) hoặc trang thông tin điện tử của mình (ví dụ webstie công ty) hoặc niêm yết công khai tại trụ sở công ty.
- Và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định. Ví dụ: tại thành phố Hồ Chí Minh thì các bạn nộp cho Bản quản lý an toàn thực phẩm.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trên đây là toàn bộ thủ tục công bố nguyên liệu thực phẩm. Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chuyên sâu hơn.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239