You are here:

Đăng ký bản quyền logo kênh Youtube

Hiện nay có tới 95% các kênh Youtube chưa đăng ký bản quyền logo kênh Youtube của mình. Việc đăng ký này là vô cùng quan trọng cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên nền tảng Youtube vì mỗi một nhãn hiệu gắn như gắn với thương hiệu, bản sắc cá nhân của mình.

Theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tên gọi/logo dùng trên kênh Youtube được coi là “Nhãn hiệu” (thương hiệu).

Quyền sở hữu hợp pháp tên gọi/logo này chỉ được công nhận khi và chỉ khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ.

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Youtube

Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ. Thêm vào đó, Việt Nam theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cho nên một tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu nếu nộp đơn trước thì cũng có thể trở thành chủ sở hữu và được cấp văn bằng bảo hộ một cách hợp pháp. Lúc này chính chủ có thể phải ngừng hoặc gỡ bỏ tất cả hoạt động có liên quan đến nhãn hiệu này.

Kênh Youtube “Tam Mao TV” là một ví dụ. Tháng 5/2021, kênh Youtube “Tam Mao TV” đã bị người khác đăng ký nhãn hiệu trước và thậm chí là gửi báo cáo đến Youtube yêu cầu xóa video và vô hiệu hóa kênh. Đến thời điểm bây giờ, việc lấy lại được quyền sở hữu cho nhãn hiệu này vẫn đang được thực hiện nhưng khả năng có thể lấy lại là rất thấp. Sự việc này như một lời cảnh tỉnh với những người hoạt động trên nền tảng Youtube –  một nền tảng số vô cùng phát triển nhưng cũng không kém phần rủi ro.

Một số kênh Youtube đã đươc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Mẫu đăng ký

Tình trạng

Đăng ký thành công nhãn hiệu mang tên “Colorman” cho toàn bộ 45 nhóm hàng hóa/dịch vụ từ năm 2018.

Đã nộp đơn đăng ký bảo hộ vào năm 2019 và hiện đang chờ kết quả thẩm định từ Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).

Đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ năm 2020.

Hiện đơn đăng ký nhãn hiệu: “NINH TITO, hình” đang trong giai đoạn thẩm định đơn của Cục SHTT.

Cuối năm 2020 kênh này đã tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ tên và logo chính của kênh.

Nay, nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định của Cục SHTT.

Từ một vài liệt kê trên có thể thấy, quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Youtube không phải là một thủ tục đơn giản và có thể thực hiện nhanh chóng. Không nhiều kênh Youtube hiện nay đã được hoàn tất thủ tục và được cấp văn bằng bảo hộ.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube?

  • Tạo sự nhất quán trong suốt quá trình sử dụng;
  • Tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động;
  • Tạo hàng rào vệ nhãn hiệu trước các hành vi sao chép, sử dụng trái phép nhãn hiệu
  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, gồm:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu gián trên tờ khai đăng ký cả về kích thước và màu sắc);
  • Văn bản ủy quyền nếu ủy quyền cho Tổ chức đại diện SHCN nộp đơn (nếu có ủy quyền);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Thủ tục đăng ký ký nhãn hiệu kênh Youtube

Trước khi đăng ký, cần xác định một số vấn đề sau:

  • Một là đối tượng đăng ký. Cụ thể mẫu nhãn hiệu là tên kênh (phần chữ) hay cả logo/hình ảnh kèm theo (phần chữ và phần hình).
  • Hai là phạm vi đăng ký bảo hộ. Cụ thể là phân loại nhóm đăng ký.
  • Ba là tiến hành tra cứu sơ bộ tên gọi kênh youtube của mình có đáp ứng được các điều kiện (tiêu chuẩn bảo hộ) hay không?

Nếu thực hiện đủ ba bước trên và nhận thấy tên gọi kênh youtube của mình vẫn có khả năng được chấp thuận bảo hộ thì có thể tiến hành.

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục SHTT;
  • Bước 2: Đơn sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn, thời hạn thẩm định là 01 tháng;
  • Bước 3: Thông tin đơn sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ. Hình thức công bố là đăng lên Công báo Sở hữu công nghiệp hằng tháng đăng trên website của Cục SHTT;
  • Bước 4: Thẩm định nội dung, tại bước này, đơn sẽ được đánh giá theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Bước 5: Cấp Văn bằng bảo hộ/từ chối bảo hộ, kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung, nếu tên gọi kênh youtube đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ, Chủ đơn phải theo dõi để đóng lệ phí cấp văn bằng đầy đủ. Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện theo quy định, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối bảo hộ và ấn định thời hạn là 03 tháng để chủ đơn phản biện lại ý kiến của Cục, nếu chủ đơn không phản biện hoặc phản biện không thuyết phục thì Cục sẽ quyết định chính thức từ chối.
Thời gian từ khi nộp đơn đăng ký đến khi có kết quả thẩm định nội dung có thể kéo dài đến 18-30 tháng do lượng đơn nộp vào mỗi ngày tại Cục SHTT quá tải
Kết quả thẩm định nội dung có thể có trong vòng 18-30 tháng

Với sự phát triển của thời đại số, nhu cầu sử dụng Youtube ngày càng cao và tỉ lệ thuận với cơ hội tìm kiếm thu nhập từ nền tảng này. Mỗi kênh Youtube có thể mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho chủ sở hữu và khi kênh lớn mạnh sẽ bị dòm ngó bởi kẻ xấu, bởi đối thủ cạnh tranh. Chính bởi vậy, cần đăng ký bảo hộ bản quyền logo kênh Youtube sớm để xây dựng hàng rào pháp lý bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu TinLaw – gần 10 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ Luật sư có năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. TinLaw cam kết giúp Doanh nghiệp có được những giải pháp tối ưu, hiệu quả. Đảm bảo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý Doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới khi có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Youtube hay bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn