You are here:

Thủ tục thông báo sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

Khi thiết lập hợp đồng kinh doanh thương mại, các bên có liên quan luôn cố gắng để hoàn tất nhiệm vụ của mình trong hợp đồng, để thu về doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, có những trường hợp xấu đột xuất xảy ra, hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng thì các bên sẽ làm gì để đúng theo quy định pháp luật, cũng như giảm tối đa thiệt hại cho chính mình.

Căn cứ Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG), các bên phải tiến hành thủ tục thông báo sự kiện bất khả kháng cho bên còn lại kể từ khi sự kiện xảy ra, trong khoản thời gian hợp lý theo quy định.

1. Căn cứ pháp lý

Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG), do liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.

Căn cứ pháp lý về thông báo sự kiện bất khả kháng
Căn cứ pháp lý về thông báo sự kiện bất khả kháng

2. Quy định về sự kiện bất khả kháng

  • Theo khoản 4 Điều 79 Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG)có quy định như sau:

“Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”

  • Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại 2005 thì:

“Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn
trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại”.

Có thể thấy, quy định về việc thông báo cho nhau những những khó khăn trở ngại trong việc hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng là hoàn toàn hợp lí. Việc thông báo này giúp cho bên còn lại nắm bắt được thông tin về các trường hợp xấu, rủi ro xảy ra bất ngờ trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của hai bên.

Nếu bên biết những điều bất khả kháng đang xảy ra, nhưng không thông báo cho bên còn lại, điều đó chứng tỏ bên vi phạm nghĩa vụ không quan tâm đến sự kiện bất khả kháng này, cũng như những hậu quả của sự kiện bất khả kháng này.

Xác định một sự kiện trong quá trình thực hiện hợp đồng có phải là bất khả kháng không rất quan trọng, nếu sự kiện xảy ra do những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng, nên đây cũng không được xem là căn cứ để xác định vi phạm của hai bên.

Ngoài ra, nếu bên phát hiện ra sự kiện bất khả kháng nhưng không thông báo cho bên còn lại thì việc này đồng nghĩa với việc họ có khả năng thực hiện hợp đồng, dù sự kiện bất khả kháng có hay không xảy ra.

3. Quan điểm về việc vi phạm nghĩa vụ thông báo

Có hai quan điểm trong việc vi phạm điều khoản thông báo trong hợp đồng thương mại
Có hai quan điểm trong việc vi phạm điều khoản thông báo trong hợp đồng thương mại
  • Quan điểm thứ nhất: nếu bên gặp phải sự kiện bất khả kháng nhưng không thông báo cho bên còn lại trong khoản thời gian hợp lý thì họ sẽ bị mất quyền viện dẫn để căn cứ miễn trách nhiệm cho mình.
  • Quan điểm thức hai và cũng là quan điểm được sử dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể, khi có sự kiện bất khả kháng xay ra nếu bên biết nhưng không thông báo cho bên còn lại trong thời gian hợp lý thì sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ thiệt hại so không thông báo kịp thời gây ra, nhưng vẫn được xem là căn cứ để miễn trách nhiệm với tòa án.

Lưu ý: khi thiết lập hợp đồng thương mại, hai bên phải giao ước rõ về thời gian thông báo và hậu quả của việc không thông báo. Nếu hai bên không giao ước, khi sự việc xảy thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết sự việc.

4. Các hình thức gửi thông báo sự kiện bất khả kháng

Để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra, các bên gửi thông báo khi có sự kiện bất khả kháng, sự kiện gây cản trở thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định, bằng các cách sau:

  • Gửi thông báo cho bên còn lại bằng văn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…)
  • Thời gian gửi văn bản thông báo: trong thời gian như đã quy định trong hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định.
  • Lưu ý: văn bản thông báo về sự kiện bát khả kháng phải chắc chắn rằng bên còn lại đã nhận được thông báo bằng việc thông qua xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của bên còn lại theo quy định hợp đồng.

Việc tìm hiểu thông tin về thủ tục thông báo sự kiện bất khả kháng, không chỉ giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất cho quý khách, mà nó còn tránh được những rắc rối pháp lý về sau. Hãy theo dõi thêm các nội dung về doanh nghiệp – đầu tư của TinLaw để cập nhật cho quý khách những thông tin hữu ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example