You are here:

Hộ kinh doanh bị xử phạt không có giấy phép kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh bị xử phạt không có giấy phép kinh doanh như thế nào?

Các cá nhân, tổ chức hoạt động sẽ bị xử phạt không có giấy phép kinh doanh như thế nào theo quy định pháp luật? Nộp chậm sẽ bị xử lý ra sao? Nghị định 122/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2021 có đề cập đến các mức xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh và đầu tư. TinLaw đã tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Trường hợp không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Theo pháp luật quy định, không phải tổ chức nào cũng cần đăng ký kinh doanh để hoạt động, 5 hình thức kinh doanh dưới đây được miễn thủ tục làm giấy phép:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
  • Người kinh doanh lưu động;
  • Người kinh doanh thời vụ;
  • Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Như vậy ngoài 05 trường hợp như trên, tất cả trường hợp còn lại đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

Xử phạt không có giấy phép kinh doanh

Những trường hợp bắt buộc đăng ký kinh doanh nhưng không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng, khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có ghi rõ:

Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
  3. b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
  4. c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
  5. d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Sau khi nộp phạt hành chính thì hộ kinh doanh bắt buộc phải khắc phục hậu quả bằng cách đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Quy định về việc xử phạt không có giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh

Quy định về việc xử phạt không có giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh

Nộp phạt không có giấy phép kinh doanh như thế nào?

Cá nhân hoặc tổ chức khi nhận được quyết định xử phạt hành chính có thể nộp phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước uỷ quyền. Các ngân hàng được uỷ quyền bao gồm:

  • Agribank
  • BIDV
  • Vietinbank
  • Vietcombank
  • MBBank

Có 2 hình thức nộp phạt: trực tiếp hoặc chuyển tiền vào tài khoản Kho bạc nhà nước. Hiện tại đa phần người nộp phạt sẽ chọn hình thức chuyển khoản ngân hàng bởi tính tiện lợi của nó. Theo đó, thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ cũng khác:

  • Đối với hình thức nộp phạt bằng tiền mặt, người có thẩm quyền sẽ xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Còn trường hợp chuyển khoản thì người có thẩm quyền sẽ xác nhận trên chứng từ nộp phạt bằng chuyển khoản hoặc dựa trên thời điểm số tiền đã được chuyển khoản thành công.

Khi nộp phạt trực tiếp, người nộp phạt cần xuất trình 2 loại giấy tờ: quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt và văn bản chứng minh thời điểm nhận quyết định xử phạt. Trong vòng 02 ngày kể từ ngày thu tiền, người có thẩm quyền sẽ kê khai biên lai nhận tiền phạt và nộp toàn bộ vào Kho bạc nhà nước.

Nếu người nộp phạt chọn hình thức chuyển khoản, nội dung chuyển khoản phải căn cứ vào quyết định xử phạt. Trong đó bắt buộc phải có:

  • Nội dung nộp phạt vi phạm hành chính,
  • Số quyết định xử phạt,
  • Ngày ra quyết định xử phạt,
  • Tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Người nộp phạt phải đảm bảo khoản tiền được nộp đầy đủ và đúng thời hạn. Sau khi được xác nhận đã nộp phạt thì người nộp phạt đem chứng từ đến gặp người có thẩm quyền xử phạt để nhận lại giấy tờ bị tạm giữ.

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày tiền được nộp, người tạm giữ giấy tờ sẽ hoàn trả cho người bị phạt. Chi phí gửi quyết định xử phạt và gửi trả giấy tờ sẽ do người bị phạt chi trả.

Nộp chậm tiền xử phạt không có giấy phép kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý Vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn nộp phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp, cá nhân/tổ chức sẽ phải nộp thêm 0.05% tổng số tiền phạt.

Ví dụ: tiền phạt là 5.000.000 đồng nhưng người bị phạt nộp chậm 1 ngày thì khoản tiền tăng thêm 0.05% tương đương 2.500 đồng. Vậy tổng số tiền phạt bây giờ là 5.002.500 đồng.

Ai là người có quyền đăng ký kinh doanh?

Trừ những trường hợp quy định trong khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, thì mọi công dân đều có quyền đăng ký kinh doanh.

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, các cá nhân, tổ chức không có quyền kinh doanh có thể chia thành 3 nhóm:

  • Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để thu lợi riêng
  • Các cán bộ, sĩ quan trong quân ngũ
  • Cá nhân chưa thành niên, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị tước quyền công dân

Tóm lại, hộ cá thể sẽ bị xử phạt không có giấy phép kinh doanh từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng. Khoản tiền nộp phạt có thể được nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Kho bạc nhà nước đồng thời phải được nộp đúng thời hạn để tránh bị phạt thêm do chậm trễ. Hy vọng thông qua bài viết, dịch vụ pháp lý TinLaw đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho quý doanh nghiệp. Nếu có vấn đề nào còn chưa rõ, quý doanh nghiệp hãy nhấc máy liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT