Tại Việt Nam, sự ổn định về chính trị dẫn đến sự ổn định về kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo có thể đạt mức 7% trong năm nay. Tiền tệ và lạm phát đang ở mức ổn định. Tăng trưởng trong xuất khẩu, chế tạo, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang tăng trưởng tốt cùng với nhiều chỉ số khác. Rõ ràng, Việt Nam nổi lên là điểm đầu tư kinh doanh hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á.
Tất cả những yếu tố nêu trên trên, khiến nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới hội tụ tại Việt Nam để rót vốn đầu tư, tuy nhiên trước khi đầu tư các thông tin về thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Luật đầu tư 2014 luôn được sự quan tâm lớn nhất.
1. Thành phần, số lượng hồ sơ

Nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án không thuộc quyết định chủ trương đầu tư như sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu quy định).
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn theo quy định đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin chủ đầu tư thực hiện dự án.
- Mục tiêu của dự án đầu tư.
- Quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đồng thời phải có phương án huy động vốn đi kèm.
- Địa điểm và thời gian thực hiện dự án đầu tư.
- Nhu cầu sử dụng lao động để thực hiện dự án.
- Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định.
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp báo cáo tình hình thực hiện dự án từ khi bắt đầu đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay cho đề xuất dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo mẫu pháp luật quy định.

- Nhà đầu tư chuẩn bị một trong những tài liệu sau đây:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
- Bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ.
- Bản cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính khác.
- Các bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư khác đối với dự án.
- Các bão lãnh về năng lực tài chính khác của nhà đầu tư.
- Các tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Lưu ý: hồ sơ kế toán các dự án đầu tư có vốn nước ngoài thường rất phức tạp và chịu sự quản lý của nhiều bộ luật, nhiều cơ quan, để chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định các nhà đầu tư thưởng sử dụng dịch vụ tư vấn kế toán thuế để hoàn tất các hồ sơ này.
- Đối với dự án có như cầu sử dụng đất, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Lập đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án, sau đó đề nghị nhà nước giao đất hoặc thuê đất và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Trường hợp dự án không đề nghị sử dụng thì phải có hợp đồng thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu xác nhận nhà đầu tư có quyền được sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Các chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai tại Việt Nam luôn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
- Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư 2014, đối với các dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Ghi chú: tất cả hồ sơ là bản sao phải đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hoặc các giấy tờ các yếu tố nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Việt Nam.

2. Số lượng hồ sơ:
Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên.
3. Thời hạn xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền liên quan có trách nhiệm xử lý hồ sơ cho nhà đầu tư, nếu các dự án bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư thời gian sẽ kéo dài hơn so với các dự án không xin chủ trương.
4. Đối tượng thực hiện thủ tục
Cá nhân, tổ chức có như cầu kinh doanh đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục cấp phép giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo địa chỉ như sau để hoàn tất thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc quyết định chủ trương đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: 16 Cát Linh – Quận Đống Đa.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Nhà đầu tư nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Văn bản thông báo từ chối (nêu rõ lý do).
Các thông tin về thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã chia sẻ trên đây chắc hẳn sẽ giúp cho dự án kinh doanh của nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ sớm được hoàn thiện. Tuy nhiên, pháp luật quy định và quản lý hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài chặt chẽ, dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài của TinLaw chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách sự khởi thuận lợi trong hoạt động kinh doanh đầu tư.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239