You are here:

Vốn cố định là gì? Đặc điểm, vai trò & công thức tính vốn cố định

Khái niệm vốn cố định là gì được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi xây dựng kế hoạch tài chính. Bởi vì đây là yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động sản xuất ổn định và hiệu quả. Hãy cùng TinLaw tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm vốn cố định thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vốn cố định là gì? Vai trò của vốn cố định trong kinh doanh

Vốn cố định là gì? Cụ thể đây là nguồn vốn đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn như nhà máy, đất đai, máy móc hoặc thiết bị. Những tài sản này được sử dụng lâu dài để phục vụ hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Chúng có thể tái sử dụng nhiều lần mà không bị tiêu hao hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. 

Trong hoạt động kinh doanh, vốn cố định giữ vai trò cốt lõi, quyết định sự ổn định và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của vốn cố định đối với doanh nghiệp:

  • Tạo cơ sở hạ tầng kinh doanh: Xây dựng nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Nâng cấp và cải tiến sản phẩm/dịch vụ: Cập nhật tài sản để nâng cao chất lượng, giảm chi phí và duy trì cạnh tranh.
  • Hỗ trợ phát triển dài hạn: Mở rộng quy mô, thị trường và tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới.
  • Tăng năng suất và hiệu quả: Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và năng lực cạnh tranh.
  • Tạo sự chủ động: Giảm phụ thuộc vào tài sản thuê ngoài, giảm chi phí và đảm bảo ổn định kinh doanh.
Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì?

Việc hiểu rõ vốn cố định là gì và vai trò của vốn cố định sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực, tăng hiệu quả hoạt động và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

Có những loại vốn cố định nào?

Chúng ta có thể khai thác hiệu quả vốn cố định nếu hiểu rõ các loại và vai trò của chúng. Vậy thì vốn cố định gồm những loại nào? Thông thường, vốn cố định được chia làm hai loại chính, bao gồm vốn cố định hữu hình và vốn cố định vô hình.

Vốn cố định hữu hình là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các tài sản vật chất. Chúng có thể nhìn thấy được, cầm nắm, tác động được của một tổ chức/cá nhân.

  • Máy móc, thiết bị: Đây là các công cụ và thiết bị cần thiết để sản xuất hàng hóa. Chẳng hạn như máy sản xuất, thiết bị vận hành, máy móc công nghiệp.
  • Phương tiện vận chuyển: Ở đây phương tiện bao gồm xe tải, máy bay, tàu thủy,…
  • Cơ sở hạ tầng: Chúng có thể là các công trình vật liệu, hệ thống điện, nước, viễn thông,… Bên cạnh đó cũng bao gồm các công trình xây dựng và hạ tầng cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Bất động sản: Những tài sản như nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các địa điểm kinh doanh.

Vốn cố định vô hình là thuật ngữ chỉ các tài sản vô hình hoặc phi vật chất. Các tổ chức/cá nhân có thể sở hữu và sử dụng chúng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cụ thể như:

  • Quyền sử dụng đất: Ở đây có thể bao gồm quyền sử dụng đất, nhà đất cho thuê,…
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền này bao gồm quyền đối với tên thương hiệu, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ, quyền đối với các giống cây do mình phát triển,…
  • Thương hiệu, nhãn hiệu: Chẳng hạn như logo thương hiệu, những đặc trưng riêng về hàng hóa/dịch vụ, ….
Có những loại vốn cố định nào?

Có những loại vốn cố định nào?

Việc phân loại các loại vốn cố định giúp doanh nghiệp có thể hiểu và quản lý hiệu quả tài sản. Từ đó mà doanh nghiệp có tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp cũng được đảm bảo trong dài hạn.

Đặc điểm nhận biết vốn cố định của doanh nghiệp là gì?

Vốn cố định có những đặc điểm cốt lõi có những đặc điểm chính như sau:

  • Tính lâu bền: Đây là đặc điểm quan trọng của vốn cố định, chỉ ra khả năng sử dụng và duy trì tài sản trong một thời gian dài. Ví dụ như các tài sản như máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng thường có thể được sử dụng và bảo trì trong nhiều năm.
  • Tính nguyên giá: Đây là nguyên tắc kế toán cho thấy tài sản được ghi nhận ban đầu với giá trị mua mới (nguyên giá). Ví dụ như nguyên giá thường là giá trị mà doanh nghiệp chi trả để mua tài sản mới, bao gồm cả chi phí vận chuyển và lắp đặt.
  • Tính luân chuyển giá trị: Trong quá trình sử dụng, giá trị của các tài sản vật chất có thể giảm dần do mòn, hao mòn vật lý,…. Ví dụ như giá trị của đất có thể tăng theo thời gian do phát triển khu vực.
Đặc điểm nhận biết vốn cố định của doanh nghiệp là gì?

Đặc điểm nhận biết vốn cố định của doanh nghiệp là gì?

Việc khấu hao và đánh giá lại giá trị còn lại của vốn cố định giúp doanh nghiệp điều chỉnh và quản lý chi phí. Đồng thời, tài sản vẫn đóng góp vào sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Hướng dẫn cách tính vốn cố định cho doanh nghiệp

Cách tính vốn định là gì? Dưới đây là các bước cơ bản để tính toán vốn cố định một cách chi tiết và rõ ràng.

Vốn cố định đầu kỳ/cuối kỳ = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế đầu kỳ/cuối kỳ

Trong đó: 

  • Nguyên giá tài sản cố định: Đây là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi được mua mới. Chúng có bao gồm cả chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào hoạt động.
  • Khấu hao lũy kế đầu kỳ/cuối kỳ: Đây là tổng số tiền đã khấu hao được tính từ khi tài sản được đưa vào sử dụng cho đến lúc đầu kỳ/cuối kỳ tính toán.

Ví dụ:

Giả sử một công ty mua một máy móc với giá 100 triệu đồng. Máy móc này có tuổi thọ dự kiến là 5 năm và không có giá trị thải hao sau khi hoàn thành sử dụng. Mỗi năm, công ty sẽ khấu hao máy móc theo phương pháp thẳng đường. Sau 2 năm, giá trị khấu hao lũy kế là 40 triệu đồng. Lúc này, vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ của máy móc có thể tính như sau:

  • Vốn cố định đầu kỳ: 100 triệu đồng (nguyên giá) – 40 triệu đồng (khấu hao lũy kế đầu kỳ) = 60 triệu đồng.
  • Vốn cố định cuối kỳ: 100 triệu đồng (nguyên giá) – 40 triệu đồng (khấu hao lũy kế cuối kỳ) = 60 triệu đồng.
cách tính vốn cố định

Hướng dẫn cách tính vốn cố định cho doanh nghiệp

Công thức này giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đã tính đến khấu hao.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn cố định là gì?

Việc đánh giá hiệu quả vốn cố định giúp doanh nghiệp nhận diện những điểm mạnh và yếu trong quản lý tài sản dài hạn. Cùng với đó, nó còn góp phần vào việc tối ưu hóa chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định là tỷ lệ đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định. Nó phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa các tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. 

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu / Vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả khi mà hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

Hiệu suất lợi nhuận vốn cố định

Hiệu suất lợi nhuận vốn cố định là chỉ số đo lường mức độ sinh lời của vốn cố định trong doanh nghiệp. Công thức tính là:

Hiệu suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn cố định

Hiệu suất lợi nhuận vốn cố định

Hiệu suất lợi nhuận vốn cố định

Chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định để tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số càng cao, doanh nghiệp càng sử dụng vốn cố định hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.

Hàm lượng vốn cố định

Khi lập kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp cần xem xét hàm lượng vốn cố định để xác định mức độ cần thiết của các khoản đầu tư. Nhờ đó mà có thể dự đoán tác động của các khoản đầu tư này đến doanh thu. Công thức tính là:

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định / Doanh thu

Hàm lượng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định cao cho thấy doanh nghiệp cần nhiều tài sản cố định để tạo doanh thu, thường trong ngành công nghiệp nặng. Hàm lượng vốn cố định thấp cho thấy doanh nghiệp tạo doanh thu với ít tài sản cố định hơn. Thường thì trường hợp này xuất hiện trong ngành dịch vụ/công nghiệp nhẹ.

Hệ số trang bị tài sản cố định 

Việc duy trì hệ số trang bị tài sản cố định hợp lý là quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và năng suất lao động. Công thức của hệ số này là:

Hệ số trang bị tài sản cố định = Giá ban đầu TSCĐ / Số công nhân sản xuất trực tiếp

Hệ số trang bị tài sản cố định

Hệ số trang bị tài sản cố định

Hệ số cao có thể phản ánh mức độ tự động hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Nghĩa là hiệu quả sản xuất tốt hơn. Hệ số thấp có thể phản ánh mức độ tự động hóa thấp, công nghệ kém hiện đại hoặc năng suất lao động thấp hơn.

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định 

Chỉ số này giúp nhận biết được mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào tài sản cố định trong cơ cấu tài sản tổng thể. Từ đó chúng giúp đưa ra những đánh giá về tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Công thức là:

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định / Tổng số tài sản

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Một tỷ suất thấp cũng có thể cho thấy doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh nhanh chóng theo sự biến động của thị trường. Bởi do doanh nghiệp không bị ràng buộc quá nhiều vào tài sản cố định.

Sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động là gì?

Hai loại vốn này có vai trò và đặc điểm khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bảng so sánh về sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động:

Tiêu chí

Vốn cố định

Vốn lưu động

Khái niệm Vốn được đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Vốn được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động hàng ngày như hàng tồn kho, tiền mặt, các khoản phải thu.
Tính chất Dài hạn, sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Ngắn hạn, sử dụng trong một chu kỳ sản xuất hoặc một năm tài chính.
Mục đích sử dụng Đầu tư vào tài sản dài hạn để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong thời gian dài. Đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp và duy trì dòng tiền.
Thời gian sử dụng Thường kéo dài nhiều năm. Thường dưới một năm.
Tính thanh khoản Thấp, khó chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
Khả năng biến đổi Ít biến đổi, chủ yếu giữ nguyên giá trị trong thời gian dài. Thay đổi liên tục theo nhu cầu sản xuất và thị trường.
Ảnh hưởng tới doanh nghiệp Ảnh hưởng lâu dài tới năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Nguồn tài trợ Thường được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu hoặc các khoản vay dài hạn. Thường được tài trợ bởi vốn lưu động từ doanh thu hoặc các khoản vay ngắn hạn.
Ví dụ Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Hàng tồn kho, tiền mặt, các khoản phải thu, nguyên liệu sản xuất.
Tính rủi ro Rủi ro thấp hơn do không biến động nhiều trong ngắn hạn. Rủi ro cao hơn do phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và dòng tiền.

Hy vọng bảng trên giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Cách quản lý và nâng cao hiệu quả của vốn cố định

Khi đã nắm rõ khái niệm vốn cố định là gì thì doanh nghiệp nên tìm hiểu cách quản lý chúng. Việc không bảo toàn được vốn cố định thường xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để bảo vệ và tối ưu hóa việc sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Lựa chọn và triển khai các dự án đầu tư một cách cẩn thận.
  • Áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý.
  • Quyết định kịp thời việc thanh lý tài sản cố định không còn hiệu quả.
  • Đảm bảo hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định.
  • Cân nhắc mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro cho tài sản cố định.
Quản lý và nâng cao hiệu quả của vốn cố định là gì

Cách quản lý và nâng cao hiệu quả của vốn cố định

Việc quản lý và sử dụng vốn cố định hiệu quả là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định. Vậy nên, khi áp dụng các đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và gia tăng khả năng cạnh tranh.

Kết luận

Bạn đã nắm rõ khái niệm vốn cố định là gì và các vai trò quan trọng trong bài viết này rồi phải không nào? Việc hiểu và tận dụng nguồn vốn cố định sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Hy vọng bài viết này của TinLaw đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết nhé!

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn