• Tổng đài: 1900 633 306
  • Hotline: 0919 824 239
  • skype
  • Email: cs@tinlaw.vn
 

   

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu xúc tiến ra thị trường nước ngoài, nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu ở Lào, Campuchia, Nga, Myanmar… Vậy có bao nhiêu hình thức đầu tư ra nước ngoài? Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty nước ngoài TinLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính:

Có bao nhiêu hình thức đầu tư ra nước ngoài?

Theo quy định khoản 1, điều 52, Luật Đầu tư 2020 có các hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Những ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định tại điều 53, Luật Đầu tư 2020 những ngành nghề sau bị cấm đầu tư ra nước ngoài:

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan. Cụ thể:

a) Kinh doanh các chất ma túy;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

>> Xem thêm: Các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:

  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
    • (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
    • Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
    • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
    • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
Chuyển lợi nhuận về Việt Nam thực hiện theo Điều 65 Luật đầu tư 2014
Hình thức đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật đầu tư 2020

Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).

Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:

  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.

Lưu ý khi có sự thay đổi thông tin: Khi nhà đầu tư có sự thay đổi về các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Quy định chuyển lợi nhuận về nước

Theo quy định tại điều 68, Luật Đầu tư 2020, quy định chuyển lợi nhuận về Việt Nam như sau:

1. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại khoản 2 Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề doanh nhân được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức nào. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn của công ty TinLaw để được giải đáp.

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  cs@tinlaw.vn

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw

SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA TINLAW

Công ty là nguồn sống, là niềm tự hào của bạn. Đừng giao nó cho những dịch vụ tư vấn KHÔNG UY TÍN, KHÔNG TRÁCH NHIỆM
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng

Về Chúng Tôi

Công ty TNHH Tư Vấn TinLaw chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật, thủ tục đầu tư, pháp lý doanh nghiệp, lao động... cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam.  
Cam kết chất lượng - uy tín - giá trị thực tuyệt đối cho Khách hàng.

Trụ Sở

 Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

 Tổng đài: 1900 633 306

 Hotline/Zalo/Viber: 0919 824 239

 Email: cs@tinlaw.vn

DMCA.com Protection Status

Văn Phòng Hà Nội

 Địa chỉ: P. 608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Q. Đống Đa, Hà Nội

 Tổng đài: 1900 633 306

 Hotline/Zalo/Viber: 0919 824 239

 Email: cs@tinlaw.vn

Search

Back To Top