You are here:

Các Trường Hợp Điều Chỉnh Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Các Trường Hợp Điều Chỉnh Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Tương tự như việc thay đổi Giấy đăng ký kinh doanh, khi có thay đổi bất kỳ thông tin trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện đúng trình tự và đầy đủ thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Các trường hợp cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư được quy định rõ trong luật đầu tư 2014.

Trong quá trình đầu tư, việc thay đổi thông tin hay dự án đầu tư rất thường xuyên xảy ra, nhiều trường hợp Nhà đầu tư phải thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Các trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

  1. Điều chỉnh vốn đầu tư thực hiện dự án trong Giấy phép đầu tư
  2. Điều chỉnh tên dự án, địa chỉ đầu tư
  3. Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư
  4. Điều chỉnh thông tin nhà đầu tư
  5. Điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án đầu tư
  6. Mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện ở địa phương khác
  7. Mở cơ sở bán lẻ thứ nhất, thứ hai, thứ ba
  8. Mua bán sáp nhập hoặc chuyển nhượng dự án đầu tư

Các trường hợp không cần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

  • Các dự án đầu tư thay đổi quy mô, vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
  • Các dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra nằm trong các trường hợp.
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Dự án đầu tư tại Việt Nam sau khi điều chỉnh thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, ngoại trừ dự án thuộc diện cần thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư, Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu trong thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 1: Thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư cũ. Mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 2: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục đầu tư.

Bước 3: Đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 4: Cấp lại con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.

Bước 5: Đăng bố cáo mẫu con dấu pháp nhân doanh nghiệp.

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật.

Lưu ý, Nhà đầu tư có thể bị phạt 20 – 30 triệu đồng nếu không thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, nhà đầu tư phải thực hiện đúng thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định. Để được hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn luật của TinLaw để được tư vấn miễn phí.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.