You are here:

Truy Thuế Đối Với 200 Đối Tác Của Grab

Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu các chi cục thuế quận, huyện, thị xã thực hiện truy thuế đối với các doanh nghiệp là đối tác của Grab. Công văn gửi về yêu cầu cụ thể là kiểm tra việc xuất hóa đơn, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế. 

GrabTaxi (hay còn gọi là Grab) là một công ty công nghệ Singapore cung cấp các dịch vụ hailing và logistics thông qua ứng dụng tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.

Tính đến tháng 6 năm 2017, số lượng trình điều khiển được đăng ký trong mạng là hơn 1 triệu và ứng dụng Grab đã được tải xuống trên 45 triệu thiết bị di động trên khắp Đông Nam Á. Hoạt động tại Việt Nam gần 3 năm, doanh thu đạt được 1.755 tỷ đồng, số thuế đã nộp là 9.5 tỷ chưa bằng 1/100 số thuế của taxi truyền thống. 

Theo văn bản gửi các chi cục thuế, lãnh đạo Cục thuế Thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị này đã nhận được công văn của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin doanh thu chia sẻ của Grab cho các đối tác năm 2015 và 2016. Danh sách trên bao gồm 200 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Qua đó, lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu các chi cục thuế kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế, truy thuế đối với các doanh nghiệp đối tác của Grab, bao gồm việc xuất hóa đơn, rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chi cục cũng được yêu cầu rà soát, đôn đốc việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho lái xe khi thanh toán thu nhập cho các cá nhân tham gia kinh doanh vận tải theo quy định.

Rà soát, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với 200 đối tác của Grab
Rà soát, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với 200 đối tác của Grab

 

Liên quan đến kết quả kinh doanh của Grabtaxi tại Việt Nam, theo báo cáo đã được kiểm toán thì 3 năm 2014, 2015, 2016, Grabtaxi lỗ 938,261 tỷ đồng. Mặc dù lỗ 3 năm liên tiếp nhưng Grabtaxi vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh, nên doanh nghiệp này thuộc diện rủi ro cao, cần thanh tra, kiểm tra.

Năm 2015, các doanh nghiệp đối tác chia sẻ doanh thu với Grab lớn nhất có thể kể đến: Hợp tác xã phát triển dịch vụ Vận tải Việt Nam (gần 3,9 tỷ đồng). Ngoài ra, một số doanh nghiệp có doanh thu lớn khác như: Công ty cổ phần Đại Tín Thành Nam (gần 3,5 tỷ đồng), Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ và Vận tải Hà Nội (hơn 1 tỷ đồng), Hợp tác xã Thành Mỹ (gần 895 triệu đồng),..

Trước đó, thông tin tới báo chí, ông Đặng Duy Khanh, Phó Vụ trưởng Thanh tra, Tổng cục Thuế cho biết, tổng doanh thu của Grab các năm 2014, 2015 và 2016 là 1.755 tỉ đồng. Đáng chú ý, theo ông, Grab đã lỗ lũy kế hơn 938 tỉ đồng kể từ khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào tháng 2/2014 tới nay. 

Trước ngày 20/12, các đơn vị phải có báo cáo kết quả rà soát gửi về Cục thuế.

Trong danh sách 200 doanh nghiệp hợp tác với Grab mà Cục Thuế Hà Nội yêu cầu thực hiện truy thuế, đa phần là các doanh nghiệp vận tải, hoạt động vận chuyển, logistics, bất động sản… chủ yếu tại các quận nội thành như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và một số huyện ngoại thành.

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2017-12-12/ha-noi-ra-soat-don-doc-nghia-vu-thue-doi-voi-200-doi-tac-cua-grab-51449.aspx

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn