You are here:

Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ mới nhất

Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ mới nhất

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khoa học và từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc dành ra quỹ với mục đích phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, doanh thu… là việc cực kì cần thiết. Việc trích lập quỹ khoa học công nghệ cũng phải cần đúng với quy định của pháp luật.

Quỹ khoa học công nghệ là gì?

Quỹ khoa học công nghệ hay quỹ phát triển khoa học công nghệ cả doanh nghiệp là quỹ của doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ doanh nghiệm theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương thì các quỹ công khoa học công nghệ được chi cho các hoạt động như:

  • Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động khoa học và công nghệ; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.
  • Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu về: Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
  • Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
  • Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
  • Chi đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
  • Chi cho hoạt động sáng kiến.
  • Chi cho hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài: Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; chi phí cho các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung theo lĩnh vực khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.
  • Chi cho đánh giá, thử nghiệm, giám định, kiểm định, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Cần kê khai các hoá đơn, chứng từ hợp pháp khi thực hiện các khoản chi cho các hoạt động trên để cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận đúng với mục đích của trích lập quỹ khoa học công nghệ.

Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ

Đối tượng áp dụng quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ

Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật gọi chung là doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan là đối tượng được áp dụng quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ.

Tổ chức của trích lập quỹ khoa học công nghệ

“1. Quỹ có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau:

a) Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

b) Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.”

Theo quy định theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, thì doanh nghiệp tổ chức trích lập quỹ khoa học công nghệ: thành lập ra tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp hoặc không thành lập ra tổ chức cụ thể mà hoạt động bởi cá nhân được giao nhiệm vụ của doanh nghiệp. Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định hình thức tổ chức.

“3. Khi doanh nghiệp thành lập Quỹ theo một trong hai hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.”

Phải gửi quyết định thành lập cho Sở Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sở tại doanh nghiệp chính. Thời gian là 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập quỹ. Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng trích lập quỹ khoa học công nghệ trong kỳ trích lập đầu tiên.

Mức trích lập quỹ khoa học công nghệ

Hiện nay, quy định về việc trích lập quỹ khoa học công nghệ được quy định tại Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:

“11. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực hiện trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải bảo đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.”

Như vậy, 10% tính theo thu nhập tính thuế hàng năm là mức tối đa để trích lập quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Đối với doanh nghiệp nhà nước thì sao? Khác với doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để trích lập quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm để thành lập quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp nhà nước cụ thể tại Điều 9 Nghị định 95/2014/NĐ-CP:

“Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.”

Như vậy, 3 đến 10% thu nhập tính thuế TNDN là mức doanh nghiệp nhà nước buộc phải trích để trích lập quỹ khoa học công nghệ.

Trích lập quỹ khoa học công nghệ cho những hoạt động gì?

Trích lập quỹ khoa học công nghệ được chi cho các hoạt động:

  1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ví dụ: nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia; nhiệm vụ khoa học công nghệ của chính doanh nghiệp.
  2. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Ví dụ:trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; mua quyền sử dụng, quyền sở hữu; mua máy móc, thiết bị có kèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; trả tiền công, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; chi cho các hoạt động sáng kiến; chi cho đánh giá, thử nghiệm, kiểm chuẩn; chi phí quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; các khoản chi nghiên cứu thực hiện dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm mới không tiêu thụ được hoặc các dự án này không tiếp tục triển khai và được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp xác định vì nguyên nhân khách quan.
  3. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo các nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; Việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hình thức ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài; thực tập, làm việc ở các tổ chức khoa học và công nghệ có uy tín trong nước và nước ngoài; tham gia triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và dự toán cho hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ hàng năm và được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt; nội dung chi cho các hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ được quy định tại Quy chế chi tiêu, sử dụng quỹ; Định mức chi cho các hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ được áp dụng các quy định hiện hành của Nhà nước về định mức chi cho đào tạo. Đối với các nội dung chi chưa có định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xây dựng và ban hành định mức chi áp dụng cho doanh nghiệp để thực hiện.
  4. Hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ: các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ; các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.
  5. Hoạt động quản lý quỹ: chi phục vụ hoạt động quản lý quỹ; định mức chi hoạt động quản lý Quỹ và tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.

Việc nắm bắt các hoạt động được quy định được chi từ việc trích lập quỹ khoa học công nghệ là rất cần thiết và quan trọng. Doanh nghiệp hiểu rõ và xác định đúng các hoạt động này để có những chi tiêu chính xác theo những quy định của pháp luật.

Quy định được chi từ việc trích lập quỹ khoa học công nghệ rất cần thiết phải nắm bắt

Quy định được chi từ việc trích lập quỹ khoa học công nghệ rất cần thiết phải nắm bắt

Một số lưu ý khác

Căn cứ Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định một số lưu ý khi trích lập quỹ khoa học công nghệ:

Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập quỹ khoa học công nghệ, quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Trong đó:

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ khoa học công nghệ.
  • Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
  • Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là lãi phạt chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi.

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không bao gồm hạch toán từ các khoản chi từ quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp.

Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng: Chỉ các hoạt động đầu tư khoa học và công nghệ tại Việt Nam mới được sử dụng quỹ khoa học công nghệ.

Như vậy, dịch vụ kế toán TinLaw đã điểm qua những thông tin giúp cho cho quý doanh nghiệp có những kiến thức và xác định đúng những quy định để trích lập quỹ khoa học công nghệ theo đúng Pháp luật. Nếu có những thắc mắc và cần được tư vấn, liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT