You are here:

TinLaw hỗ trợ công ty TNHH FAMILK kiểm nghiệm sữa

Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng sữa, muốn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cần phải kiểm nghiệm và công bố sản phẩm theo Nghị định 115/2018/NĐ –CP. Ngoài ra việc xét nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa phải được tiến hành định kỳ 01 lần/năm đối với các sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương & 02 lần/năm đối với các sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

TinLaw đã hỗ trợ công ty TNHH FAMILK kiểm nghiệm sữa. Vì thế, thông tin ví dụ điển hình này, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn một số thông tin hữu ích khi thực hiện kiểm nghiệm sữa – một khâu vô cùng quan trọng trong thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.

Tại sao cần phải xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm với sữa?

Sữa là sản phẩm dinh dưỡng rất nhiều người trong chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó?

Đây là loại sản phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao do đó để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sản xuất các loại sữa dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm định chất lượng sữa. Chỉ khi kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn được quy định tại QCVN 5-2: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột thì sản phẩm mới được phép lưu thông trên thị trường.

Nói cách khác doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm sữa bày bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi… thì phải tự công bố chất lượng sản phẩm.

TinLaw hỗ trợ công ty M.C kiểm nghiệm sữa Familk
TinLaw hỗ trợ công ty Familk kiểm nghiệm sữa 

Căn cứ pháp lý

Chỉ tiêu xét nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được qui định trong quyết định 46/2007/QĐ-BYT, QCVN 5-1:2010/BYT, QCVN 5-2:2010/BYT, QCVN 5-3:2010/BYT, QCVN 5-4:2010/BYT, QCVN 5-5:2010/BYT, QCVN 11-1:2012/BYT, QCVN 11-1:2012/BYT, QCVN 11-2:2012/BYT QCVN 11-3:2012/BYT, QCVN 8-1:2011/BYT, QCVN 8-2:2011/BYT, QCVN 8-3:2011/BYT, thông tư 24/2013/TT-BYT

Cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa FAMILK

Việc thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm có vai trò quan trọng như đã được nói đến ở trên, để có thể xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa FAMILK nhanh chóng, TinLaw đã thực hiện các bước cụ thể như sau:

Chỉ tiêu cảm quan sữa bột

Tên chỉ tiêu Đặc trưng của sữa bột
1. Màu sắc Từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt
2. Mùi, vị Thơm, ngọt đặc trưng của sữa bột, không có mùi, vị lạ
3. Trạng thái Dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục, không có tạp chất lạ

Các chỉ tiêu hóa lý

Tên chỉ tiêu
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn
2. Hàm lượng protein sữa trong chất khô không béo của sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn
3. Hàm lượng chất béo sữa, % khối lượng

Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn

Tên chỉ tiêu
I. Kim loại nặng
1.    Chì, mg/kg sản phẩm đã pha để sử dụng ngay
2.    Thiếc (đối với sản phẩm đựng trong bao bì tráng thiếc), mg/kg
3.    Stibi, mg/kg
4.    Arsen, mg/kg
5.    Cadmi, mg/kg
6.    Thuỷ ngân, mg/kg
II. Độc tố vi nấm
1.    Aflatoxin M1, mg/kg
III. Melamin
1.    Melamin, mg/kg

Các chỉ tiêu vi sinh vật của các sản phẩm sữa dạng bột

Tên chỉ tiêu
1.    Enterobacteriaceae
2.    Staphylococci dương tính với coagulase
3.    Nội độc tố của staphylococcus (Staphylococcal enterotoxin)
4.    L. monocytogenes (đối với sản phẩm dùng ngay)
5.    Salmonella

Các chỉ tiêu khác

Bao gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y,…

Trên đây là một vài chỉ tiêu tham khảo được xây dựng dựa trên QCVN 5-2: 2010/BYT. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (Công bố hợp quy để đưa sản phẩm ra thị trường, xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giám sát chất lượng định kỳ theo quy định,… ) mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình, một vài trường hợp cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc kiểm nghiệm.

Bên cạnh đó, phương pháp lấy mẫu rất quan trọng trong việc cho ra kết quả chính xác, do đó khi tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng kỹ thuật và bảo quản đúng cách để tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của mẫu.

Chú ý: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ các kết quả đối chiếu với các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng mà nhà sản xuất thể hiện trên nhãn chính. Kết quả trên phiếu kiểm nghiệm tối thiểu phải đạt ít nhất là: 80 % giá trị trên nhãn đồng thời chênh lệch sẽ chỉ nằm trong khoảng sai số cho phép.

Trên đây là cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa FAMILK mà TinLaw muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Nếu vẫn còn thắc mắc về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hoặc thủ tục liên quan đến công bố sản phẩm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm chuyên nghiệp, uy tín nhất.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example