You are here:

5 điều cần biết về giấy phép lao động cho người nước ngoài

5 điều cần biết về giấy phép lao động cho người nước ngoài

Việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại bộ Luật Lao động Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng, người xin giấy phép lao động thường gặp rất nhiều vướng mắc dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian, thậm chí không xin được giấy phép lao động. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài mà quý khách cần biết.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (work permit) là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động nước ngoài. GPLĐ cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, hay nói khác đi, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

Giấy phép lao động là cần thiết cho mỗi người lao động
Giấy phép lao động là cần thiết cho mỗi người lao động

Phạt hành chính khi làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ

Nếu người nước ngoài (NNN) làm việc mà không có GPLĐ thì có thể bị phạt hành chính rất nặng, có thể gấp 20-50 lần chi phí làm một GPLĐ, nếu bị thanh tra nhà nước phát hiện.

Lợi ích của Giấy phép lao động mang lại?

  • Được pháp luật Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình: được xác nhận kinh nghiệm làm việc hoặc lý lịch tư pháp Việt Nam nếu có yêu cầu, và các tranh chấp lao động liên quan…
  • Được xin thẻ tạm trú (TTT) 2 năm, sau đó dùng TTT để mở tài khoản ngân hàng, đổi bằng lái xe, thậm chí mua căn hộ tại Việt Nam.

Quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Quy trình, thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động là một quá trình rất phức tạp và thành phần hồ sơ luôn thay đổi, chính vì vậy để xin được giấy phép lao động, đòi hỏi phải thật hiểu biết về giấy phép lao động thì mới xin được. Quy định mới cấp giấy phép lao động hiện nay là nghị định 11/2016/NĐ-CP và thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.

Liên quan giữa GPLĐ và thẻ tạm trú, visa, dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS)

Đây là mối tương quan mật thiết với nhau, không thể tách rời một khi có các trường hợp sau xảy ra:

  • Trong khâu xin GPLĐ: yêu cầu thành phần hồ sơ tiếng nước ngoài bắt buộc phải được dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, rồi dịch thuật công chứng. Đây là một chuỗi dịch vụ không thể tách rời nhau.
  • Trong khâu xin TTT: bắt buột phải có GPLĐ thì mới xin được TTT.
  • Trong khâu HPHLS: tài liệu bắt buộc phải được dịch thuật trước khi HPHLS.
  • Trong khâu công chứng tư pháp: Hồ sơ tiếng nước ngoài phải được HPHLS thì mới được công chứng bản dịch.
  • Trong quá trình xin GPLĐ: bắt buộc phải xin visa trước khi xin GPLĐ khi NNN nhập cảnh vào Việt Nam.

Trên đây là 5 điều cần biết về Giấy phép lao động. Tham khảo các bài viết khác của Luật TinLaw để xem thêm dịch vụ liên quan đến người lao động nước ngoài tại Việt Nam như: công văn nhập cảnh, phiếu lý lịch tư pháp, thẻ tạm trú, …

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.