You are here:

Tự học Kế toán: Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel

Tự học Kế toán: Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel

Đối với một người kế toán doanh nghiệp hay công ty kế toán chuyên nghiệp thì việc sử dụng thành thạo các hàm trong Excel là việc cơ bản nhất. Trong bài viết hôm nay, dịch vụ kế toán TinLaw sẽ hướng dẫn những bạn kế toán mới vào nghề cách sử dụng hàm VLOOKUP và nói rõ hơn về công dụng của hàm này khi làm sổ sách trên Excel.

Công dụng của hàm VLOOKUP trong Excel kế toán

Tác dụng của hàm VLOOKUP trong Excel gồm có:

  • Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về Phiếu Xuất kho.
  • Tìm Mã TK, Tên TK từ Danh mục tài khoản về bảng CĐPS, về Sổ 131, 331…
  • Tìm Mã hàng hoá, tên hàng hoá từ Danh mục hàng hoá về Bảng Nhập Xuất Tồn
  • TÌm số dư của đầu tháng N căn cứ vao cột số dư của tháng N-1
  • Tìm số Khấu hao (Phân bổ) luỹ kế từ kỳ trước, căn cứ vào Giá trị khấu hao (phân bổ) luỹ kế (của bảng 242, 214)
Hàm VLOOKUP được dân kế toán sử dụng rất nhiều
Hàm VLOOKUP được dân kế toán sử dụng rất nhiều

Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel

Hàm Vlookup là hàm tìm kiếm theo một điều kiện (giá trị) đã có: ( Điều kiện đã có gọi là “Giá trị để tìm kiếm”.

Cú pháp của hàm: Hàm có 4 tham số gồm:

=Vlookup (Giá trị để tìm kiếm,Vùng dữ liệu tìm kiếm,Cột trả về giá trị tìm kiếm,0)

(Dấu chấm phẩy (;) hay dấu (,) là phụ thuộc vào từng máy tính )

  • Giá trị để tìm kiếm: Giá trị để tìm kiếm chỉ là một Ô và phải có Tên trong Vùng dữ liệu tìm kiếm (Ô mã hàng hoá, Mã tài khoản, Mã tài sản, Mã Công Cụ dụng cụ….)
  • Vùng dữ liệu tìm kiếm: “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “ Giá trị để tìm kiếm”. (Cụ thể: là bảng dữ liệu của tháng trước hoặc dữ liệu của Sheet khác )
  • Cột trả về giá trị tìm kiếm: Là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu tìm kiếm (Ví dụ: =Vlookup (Giá trị để tìm kiếm;Vùng dữ liệu tìm kiếm;2;0) Là cột thứ 2 tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu)
  • Tham số “ 0”: Không thực hiện sắp xếp theo thứ tự nào.

Tại sạo phải bấm phím F4:

Bấn F4 (1 lần): Để có gái trị tuyệt đối (tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng – ($cột$dòng);

  • Ví dụ: $E$12 – tức là cố định cột E và cố định dòng 12.

Bấm F4 (2 lần): Để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – được hiểu là cố định dòng thay đổi cột – (cột$dòng);

  • Ví dụ: E$12 – tức là cố định Dòng 12, không cố định cột E.

Bấm F4(3 lần): Để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột – được hiểu là cố định cột thay đổi dòng – ($cột dòng) ;

  • Ví dụ: $E12 – tức là cố định Cột E, không cố định dòng 12.

Ví dụ cụ thể: Tìm Tên hàng hóa, vật tư của mã hàng ĐH-P24-2C từ Danh mục hàng hóa (DMHH) về Bảng Nhập Xuất Tồn:

Cú pháp =VLOOKUP($B12;DMHH!$D$10:$F$23;2;0)

  • Giá trị tìm kiếm: là Ô chữa mã hàng ĐH-P24-2C trên Bảng Nhập xuất tồn (theo ví dụ hình ảnh bên dưới là ô B12).
  • Vùng dữ liệu tìm kiếm: Là Bảng Danh mục hàng hóa (DMHH) điểm bắt đầu của Vùng được tính từ dãy Ô có chứa mã hàng ĐH-P24-2C đến dãy Ô có chứa giá trị cần tìm. (theo ví dụ hình ảnh bên dưới là Vùng từ D10 đến F23)
  • Cột trả về giá trị tìm kiếm: là Cột “Tên hàng hóa” trên Bảng DMHH và được đếm từ bên trái của Vùng sang. (theo ví dụ hình ảnh bên dưới là Cột thứ 2 của Vùng tìm kiếm)

Trình tự cụ thể như sau:

Bắt đầu: Trên Bảng Nhập xuất tồn gõ hàm =VLOOKUP(

Tiếp đó: Khi các bạn bấm chọn vào chọn Ô B12 thì phải bấm phím F4 1 lần để cố định.

-> Cụ thể khi gõ đến =Vlookup(B12 -> Thì phải bấm phím F4 1 lần: -> Kết quả sẽ là: =VLOOKUP($B12

Tiếp đó: Khi kéo chuột chọn vùng dữ liệu trên bảng DMHH thì phải bấm phím F4 1 lần để cố định:

-> Cụ thể khi gõ đến =VLOOKUP($B12;DMHH!D10:F23 -> Thi phải bấm phím F4 1 lần: Kết quả: =VLOOKUP($B12;DMHH!$D$10:$F$23

-> Cuối cùng các bạn gõ tiếp =VLOOKUP($B$12;DMHH!$D$10:$F$23;2;0)

Công thức sẽ là
Công thức sẽ là “VLOOKUP($B$12;DMHH!$D$10:$F$23;2;0)”

Trên Bảng Danh mục hàng hóa (DMHH) kéo chuột từ D10 đến F23.

Kéo chuột từ D10 đến F23 để ra kết quả toàn bộ cho cột
Kéo chuột từ D10 đến F23 để ra kết quả toàn bộ cho cột

Chúng tôi vừa giới thiệu xong cách sử dụng hàm VLOOKUP. Hy vọng với hướng dẫn trên đây các bạn đã hiểu được công dụng cũng như áp dụng hàm này vào thực tế công việc của mình. Chúc bạn thành công!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.