You are here:

Thành lập công ty con tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì?

Thành lập công ty con tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì?

Thành lập công ty con tại Việt Nam phải nộp những loại thuế nào? Mức nộp của từng loại thuế quy định ra sao? Hãy cùng dịch vụ kế toán thuế TinLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các loại thuế công ty con phải nộp

Công ty dịch vụ kế toán TinLaw xin giải đáp thắc mắc về vấn đề “Thành lập công ty con tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì?” như sau:

Công ty con hoạt động theo hệ thông pháp luật của Việt Nam nên sẽ kê khai và nộp các loại thuế tương tự như doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có những hoạt động đặc thù như xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì công ty con ở Việt Nam sẽ phải nộp các loại thuế tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể các loại thuế phổ biến công ty con phải nộp gồm:

Thành lập công ty con tại Việt Nam thì phải nộp nhiều loại thuế
Thành lập công ty con tại Việt Nam thì phải nộp nhiều loại thuế

Mức nộp của các loại thuế công ty con cần lưu ý

Lệ phí môn bài

Căn cứ theo Nghị Định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài  thì:

Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh

Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống và 03 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài, một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Các bậc thuế môn bài và mức phạt khi không đóng thuế môn bài

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra.

Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp thì doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp.

>> Xem thêm: Phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT có gì giống và khác nhau?

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

  • Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.
  • Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp xem chi tiết tại đây: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
  • Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân xem chi tiết tại đây: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đang ồ ạt thành lập công ty con, chi nhánh tại Việt Nam. Vậy nên, ngoài các thủ tục liên quan đến thành lập công ty thì tìm hiểu về những loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp là cực kỳ quan trọng. Điều đó sẽ giúp các công ty con hoạt động suôn sẻ tại thị trường Việt Nam hơn.

Trên đây là giải đáp của TinLaw cho câu hỏi các loại thuế công ty con phải nộp là gì? Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.