You are here:

Công việc của một nhân viên kế toán dịch vụ ăn uống

Công việc của một nhân viên kế toán dịch vụ ăn uống

Trong lĩnh vực kế toán, tùy mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù riêng, chính vì thế yêu cầu công việc cũng ít nhiều có sự khác biệt. Riêng công việc của một kế toán làm trong ngành dịch vụ ăn uống thường khá vất vả, vì không giống kế toán thương mại chỉ mua vào rồi bán ra cùng 1 mặt hàng, ngành này yêu cầu các bạn vừa phải nắm vững nghiệp vụ vừa phải nghiên cứu về các món ăn, thức uống của nơi làm việc để đưa ra định mức nguyên vật liệu,…

Để có thể làm tốt công việc kế toán dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn các bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm được công ty kế toán thuế TinLaw chia sẻ dưới đây.

Những lưu ý kế toán dịch vụ ăn uống nhất định phải nhớ

Bên dịch vụ ăn uống có 1 đặc thù mà các ngành khác không có là sự hao hụt theo định lượng và mỗi mặt hàng rau củ quả cũng như lương thực đầu vào đều có tỉ lệ hao hụt nhất định mà bạn cần phải biết rõ.

Do đó, khi làm kế toán dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn các bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề sau để xử lý các công việc liên quan đến hóa đơn, chứng từ được chính xác và có lợi nhất cho doanh nghiệp:

  • Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu về các món ăn tại nơi mình làm việc để đưa ra được định mức nguyên vật liệu chuẩn xác cho những món ăn. Ví dụ như: Chi phí nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn…điều đó sẽ giúp bạn có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể.
  • Thứ 2, chi phí tiền Gas các bạn phải phân bổ ra
  • Thứ 3, đối với dạng dịch vụ này các bạn nên chọn bảng lương theo ca là hợp lý nhất. Vì đa phần các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ thuê nhân viên làm theo ca.
  • Thứ 4, trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, các bạn kế toán lập bảng kê và xuất hóa đơn vào cuối ngày nhé.
  • Thứ 5, hãy thiết lập quy trình thu mua, chế biến, và bảo quản động lạnh
  • Thứ 6, thiết lập quy trình kiểm soát kiểm tra giám sát hàng tồn
  • Thứ 7,Những mặt hàng này nếu lấy siêu thị thì sẽ có hóa đơn GTGT hoặc các của hàng thì có hóa đơn thông thường. Những mặt hàng ko có hóa đơn do thu mua trực tiếp của dân thì lập bảng kê thua mua hàng ngày

>> Xem thêm: Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn

Kế toán dịch vụ ăn uống có đặt thù mà ngành khác không có
Kế toán dịch vụ ăn uống có đặt thù mà ngành khác không có

Công việc của một nhân viên kế toán dịch vụ ăn uống

Công việc phải làm hàng ngày:

  • Thu, chi tiền dịch vụ ăn, nghỉ của khách.
  • Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
  • Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
  • Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn (hoặc một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó). Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.

>> Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng – hóa đơn đỏ

  • Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.
  • Nhận các báo giá và theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
  • Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.
  • Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.
  • Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.
  • Định kỳ kiểm tra thực phẩm, nguyên vật liệu theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
  • Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho, bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
  • Hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng.
  • Xây dựng bảng lương cho nhân viên (Các bạn nên xây dựng thang bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân thường làm việc theo ca như vậy sẽ hợp lý và thực tế hơn)
  • Kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

Công việc cuối tháng, quý:

  • Lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm, nguyên vật liệu…
  • Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
  • Kê khai thuế GTGT, TNCN…
  • Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính

Về cơ bản dù làm trong ngành nào thì cũng có cái khó riêng. Do đó, doanh nghiệp cần thuê nhân viên kế toán có chuyên môn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực đó. Hoặc công ty có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của TinLaw để được hỗ trợ toàn diện mà lại tiết kiệm chi phí hơn.

Hướng dẫn hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống

Các bạn có thể dùng TK 632 để hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống. Cụ thể cách thức thực hiện như sau:

  • Các chi phí nguyên vật liệu hạch toán vào TK 621 hoặc TK 154
  • Chi phí thuê nhân công, nhân viên hạch toán vào TK 622 hoặc TK 154
  • Chi phí sản xuất chung gồm chi phí công cụ, lương quản lý, các chi phí khác… hạch toán vào TK 154 hoặc TK 627
  • Với hạch toán theo Quyết định 15 thì cuối tháng có thêm bút toán kết chuyển

Trên đây là những đều cần lưu ý khi làm kế toán dịch vụ ăn uống. Nếu như quý khách hàng đang chuẩn bị kinh doanh dịch vụ ăn uống và muốn được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề có liên quan đến kế toán dịch vụ ăn uống thì có thể liên hệ với TinLaw để được hỗ trợ, tư vấn.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.