You are here:

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân lương NET

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân lương NET

Trong thời gian gần đây TinLaw nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến trường hợp cá nhân nhận lương sau thuế: Lương NET là gì? Cách tính thuế TNCN theo lương NET? Cách quyết toán thuế TNCN theo lương NET như thế nào?

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé!

Lương NET là gì?

Lương NET (NET PAY) là lương sau thuế. Hiểu đơn giản là tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng sau khi công ty đã trừ hết các khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Công ty kế toán TinLaw ký hợp đồng lao động với Nguyễn Văn A theo lương NET với mức lương là 20 triệu/tháng.

Như vậy, hàng tháng A sẽ nhận được 20 triệu tiền lương. Còn các khoản BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN sẽ do công ty nộp.

Lương NET là lương sau thuế
Lương NET là lương sau thuế

Cách tính thuế thu nhập cá nhân lương NET

Theo khoản 4, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:

BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ

(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

SttThu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng(viết tắt là TNQĐ)Thu nhập tính thuế
1Đến 4,75 triệu đồng (trđ)TNQĐ/0,95
2Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ(TNQĐ – 0, 25 trđ)/0,9
3Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85
4Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
5Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75
6Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ(TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7
7Trên 61,85 trđ(TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

(Trích Phụ lục 02/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Khoản 1 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.

Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”.

Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).

Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).

 Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

 Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Cụ thể đó là các khoản sau:

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:

đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.

đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.

đ.7) Các khoản lợi ích khác.

 Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…

>> Xem chi tiết: Các khoản giảm trừ thuế TNCN

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị B ký hợp đồng lao động với công ty C với mức lương hàng tháng là 30 triệu đồng. Ngoài tiền lương, bà B còn được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật 1 triệu đồng/tháng. Bà B phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1.5 triệu đồng/tháng.

Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN thay cho bà B. Trong năm, Bà B tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và 1 người phụ thuộc. Không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cách tính thuế TNCN theo lương NET của bà B như sau:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:

30 triệu + 1 triệu – (11 triệu + 4.4 + 1.5 triệu) = 14.1 triệu.

Giải thích vì sao phải trừ 1.5 triệu: Là do bà B đóng BHXH, tức là trừ vào lương của bà B rồi, nên phải trừ đi.

Trường hợp công ty trả thay cho bà B khoản BHXH này thì sẽ không trừ mà sẽ cộng vào thu nhập làm căn cứ quy quy đổi: = (30 triệu đồng + 1 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) – (11 triệu đồng + 4.4 triệu đồng) = 17.1 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế: (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN)

3Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

= (14.1 triệu đồng – 1.65 triệu đồng)/0.8 = 15.5625 triệu đồng

Thuế thu nhập cá nhân bà B phải nộp (áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:

3Trên 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ

= 15.5625 triệu đồng x 20% – 1,65 triệu đồng =1.4625 triệu đồng.

Ví dụ 2: Giả sử bà B tại ví dụ 1 nêu trên còn được Công ty C trả thay tiền thuê nhà là 5 triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân theo lương NET phải nộp hàng tháng của bà B như sau:

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi

Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):

30 triệu + 1 triệu – (11 triệu + 4.4 + 1.5 triệu) = 14.1 triệu.

Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:

3

Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

= (14.1 triệu đồng – 1.65 triệu đồng)/0.8 = 15.5625 triệu đồng

Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 15.5625 triệu đồng + 11 triệu đồng + 4.4 triệu đồng + 1.5 triệu đồng = 32.4625 triệu đồng.

15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 32.4625 triệu đồng x 15% = 4.869375 triệu đồng

Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 4.869375 triệu đồng/tháng.

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:

= 30 triệu + 1 triệu + 4.869375 triệu – (11 triệu + 4.4 triệu + 1.5 triệu) = 18.969375 triệu đồng

Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):

4Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8

= (18.969375 triệu đồng – 1,65 trđ)/0,8 = 21.64921875 triệu đồng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

4Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ

= 21.64921875 triệu đồng x 20% –  1.65 triệu đồng = 2.67984375 triệu đồng

Thu nhập chịu thuế hàng tháng của bà B là:

= 30 triệu đồng + 1 triệu + 4.869375 triệu đồng + 2.67984375 triệu đồng = 38.54921875 triệu đồng

Hoặc xác định theo cách:

= 21.64921875 triệu đồng + 11 triệu + 4.4 triệu + 1.5 triệu = 38.54921875 triệu đồng

Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.

Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN theo lương NET

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi.

Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.”

Theo Công văn 2204/TCT-TNCN ngày 25/5/2017 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế TP Hà Nội quy định:

“Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế thành phố Hà Nội:

Công ty tính thu nhập có thuế từng tháng trên cơ sở quy đổi thu nhập chưa có thuế từng tháng, cuối năm cộng vào để xác định thu nhập tính thuế cả năm.”

Ví dụ: Giả sử bà B tại ví dụ 2 nêu trên, ngoài thu nhập tại công ty C, từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022, bà còn có hợp đồng nhận thu nhập tại công ty D là 10 triệu/tháng. Công ty D cũng trả thay thế thu nhập cá nhân cho bà B.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của bà B năm 2022 như sau:

Tại công ty C, thu nhập chịu thuế năm của bà B là:

= 38.54921875 triệu đồng x 12 tháng = 462.590625 triệu đồng

Tại công ty Y:

Thu nhập tính thuế hàng tháng (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):

3

Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ

(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

= (10 triệu đồng – 0,75 triệu đồng )/0,85 = 10.88235294

Thu nhập chịu thuế năm tại công ty Y:

=10.88235294 x 6 tháng = 65.29411765 triệu đồng

Tổng thu nhập chịu thuế của bà B năm 2022:

= 462.590625 triệu đồng + 65.29411765 triệu đồng = 527.8847426 triệu đồng

Thu nhập tính thuế tháng:

=(527.8847426 : 12 tháng) – (11 triệu đồng + 4.4 triệu đồng + 1.5 triệu đồng) = 27.09039522 triệu đồng.

Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm (áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:

4Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ

=(27.09039522 triệu đồng x 20% – 1.65)x12 tháng

= 45.21694853 triệu đồng

>> Xem thêm: Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN – Mẫu 05/QTT-TNCN

Trên đây là giải đáp của dịch vụ kế toán TinLaw vấn đề lương NET là gì, cách tính thuế TNCN lương NET, Cách quyết toán thuế TNCN theo lương NET. Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

}

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.