You are here:

Trưởng văn phòng đại diện là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động không?

Trưởng văn phòng đại diện là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động không?

Nội dung câu hỏi: Công ty tôi có trụ sở chính tại Hàn Quốc và muốn mở chi nhánh tại Việt Nam. Trưởng văn phòng đại diện của công ty tôi là người Hàn Quốc được công ty mẹ bổ nhiệm thì có phải xin giấy phép lao động không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty.

Công ty Luật TinLaw trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật TinLaw. Chúng tôi có thể khái quát thắc mắc của bạn thành “Trưởng văn phòng đại diện là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động không?” Vì không chỉ riêng người Hàn Quốc mà tất cả người mang quốc tịch khác đều phải thực hiện theo những quy định hiện hành tại Việt Nam. Những ai có trường hợp tương tự cũng áp dụng theo những điều luật dưới đây.

Đối với câu hỏi này đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Trường hợp 1:

Theo quy định tại điều 172 Bộ luật lao động 2012, qui định về trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Nếu là chủ công ty TNHH không thuộc diện cấp GPLĐ
Nếu là chủ công ty TNHH không thuộc diện cấp GPLĐ
  • Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  • Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp 2:

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, người nước ngoài được miễn giấy phép lao động khi thuộc diện người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; nếu họ là nhân sự di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp do công ty mẹ ở nước ngoài cử sang làm vị trí quản lý tại công ty ở Việt Nam thì họ cũng thuộc diện không cấp giấy phép lao động.

Nhà quản lý, giám đốc điều hành được miễn GPLĐ
Nhà quản lý, giám đốc điều hành được miễn GPLĐ

Trường hợp 3:

Nếu giám đốc là nhân sự được thuê bên ngoài doanh nghiệp, cũng không phải là chủ đầu tư cá nhân mà là giám đốc theo diện ký hợp đồng thuê giám đốc thì trường hợp này phải xin giấy phép lao động.

Như vậy, căn cứ tại các điều luật trên, trường hợp Trưởng chi nhánh được công ty mẹ bổ nhiệm không thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động. Vì vậy sau khi thành lập chi nhánh bạn nên tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo qui định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn của công ty luật TinLaw  để được giải đáp.

Trân trọng!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.