You are here:

Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

Thị trường kinh tế hiện nay là thị trường mở nên một sản phẩm có thể do nhiều nhà sản xuất tiến hành sản xuất, chính vì lý do đó các nhà sản xuất thường mong muốn sản phẩm bên mình được một tổ chức thứ 3 đánh giá khẳng định về chất lượng để tăng tính cạnh tranh, thu hút người sử dụng. Khi tìm hiểu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ nhận được hai khái niệm là Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn. Vậy làm thế nào để phân biệt được khi nào thì làm chứng nhận hợp chuẩn, khi nào thì làm chứng nhận hợp quy? Áp dụng chứng nhận nào cho doanh nghiệp mình cho đúng?

Dịch vụ công bố sản phẩm TinLaw xin hỗ trợ Quý khách hàng phân biệt chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn như sau:

Phân biệt chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn
Phân biệt chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn
Điểm giống và khác nhauChứng nhận hợp chuẩnChứng nhận hợp quy

Giống nhau

– Đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất;

– Phương thức đánh giá giống nhau gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

– Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

+ Lấy mẫu thử nghiệm;

+ Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu;

+ Cấp giấy chứng nhận phù hợp.

– Giống nhau về hồ sơ công bố (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

Khác nhau

Chứng nhận hợp chuẩnChứng nhận hợp quy

Khái niệm

Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu  chuẩn nước ngoài (ASTM,…).Chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn Việt Nam.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các sản phẩm KHÔNG CÓ khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Như vậy chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất TỰ NGUYỆN và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Áp dụng cho các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng (gọi chung là sản phẩm hàng hóa nhóm 2). Chứng nhận hợp quy mang tính chất BẮT BUỘC theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý các hàng hóa nhóm 2 đó.

Năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm

Không yêu cầu bắt buộc.Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.

Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Trên đây là điểm giống và khác nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy. Luật TinLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ các loại giấy chứng nhận: giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và nhiều giấy chứng nhận thuộc nhiều lĩnh vực khác.

Dịch vụ chứng nhận của chúng tôi được thừa nhận trên toàn quốc. Hiện tại TinLaw đã phục vụ trên 1.000 doanh nghiệp và cấp hơn 3.000 giấy chứng nhận.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.