You are here:

Những điều cần biết về chuyển giao công nghệ theo quy định mới nhất

Những điều cần biết về chuyển giao công nghệ theo quy định mới nhất

Làn sóng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã lan tỏa khắp nơi trên trên thế giới, tại mỗi nơi đi qua cuộc cách mạng này đã khiến các quốc gia có nền kinh tế lạc hậu già cỗi, trở nên bừng tỉnh và phát triển mạnh mẽ. Vậy hoạt động chuyển giao công nghệ là gì? Những điều cần lưu ý về chuyển giao công nghệ chi tiết theo quy định pháp luật được quy định thế nào? 

Song song với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đó là các thương vụ chuyển giao công nghệ đầy khắc nghiệt, bởi thông qua các công nghệ hiện đại này nền kinh tế được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Quý khách cùng theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quay quanh chủ đề này, đề từ đó hoạt động kinh doanh cũng thuận tiện và phát triển hơn!

1. Căn cứ pháp lý

Luật chuyển giao công nghệ 2017, do Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017.

2. Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công nghệ.

Pháp luật quy định chuyển giao công nghệ là gì? 

3. Công nghệ được chuyển giao

Các phương pháp chuyển giao công nghệ theo quy định, bao gồm:

  • Các bí quyết thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
  • Nội dung về phương án, quy trình công nghệ.
  • Các giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, công thức, phần mềm kế toán và thông tin dữ liệu.
  • Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất và đổi mới công nghệ.
  • Toàn bộ máy móc, thiết bị đi kèm các công nghệ đã nêu trên.
  • Các công nghệ được bảo bộ bởi quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao được thực hiện theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.

4. Hình thức chuyển giao công nghệ

 

Có những phương thức chuyển giao công nghệ nào?

Theo quy định pháp luật, công dân được quyền chuyển giao công nghệ thông qua hình thức sau:

  • Hình thức chuyển giao công nghệ độc lập.
  • Phần chuyển giao công nghệ được thực hiện trong các hoạt động, lĩnh vực sau đây:
    • Dự án đầu tư có yếu tố công nghệ.
    • Hoạt động góp vốn, mua cổ phần bằng công nghệ.
    • Hoạt động nhượng quyền thương mại.
    • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ.
    • Các công nghệ đi kèm khi tiến hành mua bán máy móc, thiết bị.

Lưu ý: những vấn đề liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ thường khá phức tạp nên pháp luật yêu cầu công dân khi thực hiện chuyển giao công nghệ theo hình thức độc lập hay hình thức góp vốn đều phải thiết lập hợp đồng nguyên tắc.

Việc thiết lập hợp đồng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ mỗi bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, nếu không am hiểu pháp lý hoặc kinh nghiệm dồi dào, chắc chắc chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần có sự tìm hiểu thật kỹ các điều khoản trước khi tiến hành chính thức.

5. Phương thức chuyển giao công nghệ

Lựa chọn phương thức chuyển giao công nghệ rất quan trọng, bởi phương thức chuyển giao theo đúng quy định và phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sẽ rút ngắn thời gian, chi phí và những rắc rối pháp lý sau này. Sau đây là các phương phức chuyển giao công nghệ theo quy định, bao gồm:

  • Chuyển giao công nghệ bằng tài liệu, văn bản,..
  • Bên chuyển giao tiến hành đào tạo để bên nhận chuyển giao nắm vững công nghệ trong thời gian thỏa thuận.
  • Bên chuyển giao cử chuyển gia tư vấn kỹ thuật đào tạo, hướng dẫn, vận hành công nghệ để dễ dàng sử dụng và đạt các chỉ tiêu theo quy định cho bên nhận chuyển giao.
  • Bên nhận chuyển giao có thể nhận chuyển giao máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ từ bên chuyển giao công nghệ.
  • Ngoài ra, hai bên có thể tự thảo thuận các phương tiện chuyển giao khác.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn quý khách đã có cái nhìn tổng quan và sơ bộ về chuyển giao công nghệ, những vấn đề chi tiết và chuyên sâu. Qua đó, quý khách sẽ có những định hướng để phát triển doanh nghiệp của mình, để hội nhập với sự phát triển của cách mạng 4.0.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.