Điều kiện và nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp theo luật
Trong những năm gần đây, số lượng doanh nhân thành công tại Việt Nam tăng lên đột biến. Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp tạo ra doanh thu ít hơn chi phí, không thể đáp ứng để nuôi sống bộ máy doanh nghiệp, dẫn đến phải làm thủ tục giải thể theo yêu cầu của Sở kế hoạch và đầu tư. Vậy điều kiện để giải thể doanh nghiệp là gì? Và phải làm gì trước khi giải thể?
Theo dõi những thông tin về điều kiện và nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp theo luật dưới đây, để giúp bạn không còn gặp rắc rối khi làm thủ tục giải thể nữa, hãy xem và áp dụng nếu chẳng may rơi vào tình trạng này.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp (áp dụng theo Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014)
1. Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp
Nói đơn giản, đây chính là sự tự nguyện của chủ sở hữu với doanh nghiệp của mình. Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bất đồng với cổ đông, hoặc là sự thỏa thuận của các thành viên. Hay đơn giản là khi công ty hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ công ty mà các thành viên không muốn gia hạn hoạt động.
2. Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
Quy định về thời hạn hoạt động của một doanh nghiệp có thể do thảo thuận ban đầu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, hoặc sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đến hạn, nếu không có sự thống nhất xin gia hạn thời gian hoạt động của công ty thì doanh nghiệp phải tiến hành giải thể.

3. Trong 06 tháng liên tục, công ty không có đủ số thành viên tối thiểu theo Quy định Pháp luật
Với từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được quyết định số thành viên tối thiểu. Nếu trong 06 tháng liên tục doanh nghiệp vẫn không thể duy trì số lượng thành viên tối thiểu cần có, thì bắt buộc doanh nghiệp phải làm thủ tục để giải thể doanh nghiệp.
4. Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trước 10 ngày ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải tiến hành giải thể doanh nghiệp. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị thu hồi thì công ty không còn được công nhận về mặt pháp lý nên tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh phải được lại.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi giải thể

- Khi một doanh nghiệp bị giải thể, những quy định về vấn đề này không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn nó còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động. Do vậy, việc xác định rõ điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
- Khi một doanh nghiệp giải thể, vấn đề lớn nhất chính là các khoản nợ và hợp đồng phải được giải quyết dứt điểm. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được thực hiện bằng các giải pháp như: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng; chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Trên đây là những chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề giải thể. Chúng ta đều hiểu rằng, việc xây dựng được một doanh nghiệp đã khó, giữ được nó còn khó hơn. Nếu bạn chưa tự tin về pháp luật hay điều kiện và nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp theo luật. Hãy liên hệ với các đơn vị tư vấn giải thể doanh nghiệp uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.