You are here:

8 loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

8 loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

Doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cần nộp nhiều loại thuế khác nhau. Nhìn chung, doanh nghiệp cần nộp những loại thuế như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… Bài viết dưới đây của TinLaw sẽ cung cấp chi tiết hơn về các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp khi đầu tư tại Việt Nam.

1. Thuế môn bài

Là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được nộp hằng năm, mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước (đối với hộ kinh doanh).

>> Xem thêm: Các bậc thuế môn bài mới nhất

Sau khi đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài, dựa trên số vốn được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để tiến hành thủ tục nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể mức lệ phí môn bài được quy định đối với doanh nghiệp như sau:

 STTVốn đăng kýMức thuế Môn bài cả năm
1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng3.000.000
2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000

2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp.

Để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ hay trực tiếp.

*Trường hợp 1: Doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất giá trị gia tăng sau đó trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Tùy vào mặt hàng kinh doanh sẽ có các thuế suất tương ứng, Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế GTGT đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5%, 10%.

Công thức: Thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT) – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

*Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

  • Hoạt động kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Vận tải, dịch vụ sản xuất hàng hoá, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu:3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

>> Xem thêm: Điểm khác biệt giữa phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong một trong các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp. Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN được tính theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

2) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

3) Thuế suất thuế TNDN

  • Mức thuế suất 20%: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Mức thuế suất từ 32% – 50%: Áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
  • Mức thuế suất 50%: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc…

>> Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế TNCH thay cho người lao động
Doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế TNCN thay cho người lao động

Ngoài những loại thuế đã nêu trên, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế tương ứng với từng loại hình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn một số thuế khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất – nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường,…

4. Thuế xuất nhập khẩu

Những trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %, Thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với giá tính thuế và nhân với thuế suất.

Công thức: Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế tuyệt đối nhân với tỷ giá tính thuế.

 

Công thức: Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối x Tỷ giá tính thuế

>> Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất

5. Thuế tài nguyên

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế. Thuế tài nguyên phải nộp bằng sản lượng tài nguyên tính thuế nhân với giá tính thuế nhân với thuế suất.

Công thức: Thuế tài nguyên phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất

6. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế nhân với mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

>> Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt?

8. Thuế sử dụng đất

Có hai loại thuế sử dụng đất mà doanh nghiệp nước ngoài phải đóng đó là thuế đối với đất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh và thuế đối với đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Trên đây là một số loại thuế doanh nghiệp nước ngoài cần phải nộp khi kinh doanh tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về các khoản thuế này hoặc tư vấn thực hiện các loại báo cáo thuế doanh nghiệp vui lòng liên hệ dịch vụ kế toán của TinLaw để được hỗ trợ chi tiết hơn.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.