You are here:

Thuế đất lên thổ cư đối với cá nhân, hộ gia đình

Thuế đất lên thổ cư đối với cá nhân, hộ gia đình

Thuế đất lên thổ cư là bao nhiêu? Cách tính như thế nào? là những câu hỏi mà dịch vụ kế toán TinLaw thường nhận được qua những hộp thư thắc mắc. Qua bài viết dưới đây, TinLaw sẽ giải đáp những thắc mắc này về thuế đất lên thổ cư.

Thuế đất lên thổ cư là gì?

Đất thổ cư là tên thường gọi của đất ở (gồm đất ở nông thôn và đất ở thành thị) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy thì thuế đất lên thổ cư nghĩa là thuế đất lên đất ở. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị được Nhà nước công nhận qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thuộc đối tượng chịu khoản thuế mà chủ sử dụng đất ở phải nộp cho Nhà nước hàng năm.

Quy định về thuế đất thổ cư đối với gia đình, cá nhân

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thuế đất lên thổ cư như sau:

“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất. 

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”

Thuế đất lên thổ cư đối với hộ gia đình, cá nhân

Thuế đất lên thổ cư đối với hộ gia đình, cá nhân

Cách tính thuế đất lên thổ cư mới nhất

1. Công thức tính thuế đất lên thổ cư

Căn cứ Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 153/2011/TT-BTC, tiền thuế đất lên thổ cư được xác định như sau:

  • Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Xem thêm: Mẫu đơn xin miễn thuế nhà đất mới nhất

Trong đó:

  • Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất (đồng/m2) x thuế suất %

Như vậy, để tính được số thuế phát sinh phải biết: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất %.

Mức thuế suất % cụ thể như sau:

  • Diện tích nằm trong hạn mức: 0,03%
  • Diện tích vượt nhưng nhỏ hơn 3 lần so với hạn mức: 0,07%
  • Diện tích vượt và lớn hơn 3 lần so với hạn mức: 0,15%

2. Ví dụ cụ thể tính thuế đất lên thổ cư

Ví dụ: Tổng diện tích đất có diện tích 160 m2 (chiều ngang 8m và chiều dài 20 m); trong đó có 60 m2 thổ cư và còn lại là đất vườn. Giá đất ở tại khu vực đó là 2.200.000 đồng/m2 và giá đất nông nghiệp là 200.000 đồng/m2.

Như vậy, trường hợp này thuộc: chuyển từ đất vườn lên thổ cư thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất theo giá đất ở với tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp.

Đối với trường hợp này: cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển 100 m2 đất vườn thành 100 m2 đất ở, giá đất ở tại khu vực đó là 2.200.000 đồng/m2 và giá đất nông nghiệp là 200.000 đồng/m2.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng đất có trách nhiệm phải đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Số tiền thuế đất lên thổ cư phải nộp = 50% x 100 x (2.200.000 – 200.000) = 100.000.000 đồng.

Như vậy mức thu tiền và cách tính số thuế đất lên thổ cư đã được TinLaw thông tin đến qua bài viết trên ngắn họn và trực quan nhất để người nộp thuế dễ dàng theo dõi và thực hiện. Nếu còn những thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới dây:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.