You are here:

Thuế bảo vệ môi trường túi ni lông theo Pháp luật hiện hành

“Túi ni lông đã trở thành một trong những biểu tượng của sự lãng phí và ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức “thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông“. Đây là một biện pháp cụ thể để khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi ni lông tiêu dùng và đem lại những nguồn thu cho những hoạt động bảo vệ cải tạo môi trường của Nhà nước. Trên thực tế, thuế bảo vệ môi trường túi ni lông đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực và chiến lược cho việc bảo vệ môi trường.”

Tại sao lại có thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông?

1. Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông gọi tắt là thuế bảo vệ môi trường túi ni lông.

2. Mục đích của thuế bảo vệ môi trường

Mục đích của thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam là để khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tổn thất tài nguyên môi trường. Thuế này cũng giúp tạo nguồn thu để đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Thuế bảo vệ môi trường túi ni lông

Phải có loại thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông vì túi ni lông gây tác hại lớn đến môi trường nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, dẫn đến tình trạng xói mòn và sạt lở đất, làm tắc nghẽn đường ống, gây ngập úng ở các đô thị vào mùa mưa, gây bùng phát các bệnh dịch nguy hiểm… Khi những bao bì ni lông này bị lẫn vào đất, nó làm cho cây cỏ không thể phát triển, dẫn đến việc xói mòn đất ở các vùng núi, tác hại đối với các loài sinh, động vật biển túi ni lông tồn tại trong môi trường khiến rất nhiều động vật tưởng nhầm là thức ăn khi bị động vật ăn phải sẽ tích tụ trong dạ dày mà không thể tiêu hóa được, gây ra cái chết cho rất nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Và ni lông cực kì nguy hại đến sức khỏe của con người túi ni lông khi đốt sẽ tạo ra hai khí cực độc là dioxin và furan gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngộ độc, suy giảm miễn dịch, ung thư… cho con người. Nếu dùng bao bì ni lông đựng thực phẩm khi còn nóng còn xuất hiện tình trạng các kim loại nặng trong túi như chì và cadimi sẽ bị ngấm vào thức ăn gây suy gan, ung thư não và ung thư phổi….

Với nhu cầu và cách sử dụng tràn lan của con người đã và đang ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mỗi ngày, người dân xả thải ra hàng trăm triệu hằng trăm túi, bao bì ni lông và chỉ một phần ít trong số này được thu gom, tái chế còn phần lớn thì vứt đi, gây lãng phí về mặt kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì vậy thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông ra đời nhằm một phần nào đó bảo vệ môi trường cụ thể như giảm lượng ni lông mà chúng ta xả vào môi trường, hạn chế các hoạt động sản xuất, tạo nguồn thu và sử dụng để đầu tư vào các dự án bảo vệ, cải thiện môi trường và phát triển bền vững.

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông rất cần thiết cho thực trạng hiện nay

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông rất cần thiết cho thực trạng hiện nay

Xác định đối tượng chịu thuế

Không phải loại túi ni lông nào cũng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông. Hiện nay đã có những loại túi “ni lông” sinh học có thể phân huỷ dễ dàng hơn từ đó giúp hạn chế tác động xấu và cải thiện môi trường. Nên việc xác định loại túi ni lông nào chịu thuế rất quan trọng.

Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC) quy định như sau:

“4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:

a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:

a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.

a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.….””

Thuế bảo vệ môi trường túi ni lông áp dụng với các loại túi ni lông hoàn thiện với thành phần HDPE, LDPE, LLDPE.

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông có thành phần là PE

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông có thành phần là PE

Cách tính thuế bảo vệ môi trường túi ni lông

Tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định công thức tính thuế bảo vệ môi trường, thuế bảo vệ môi trường túi ni lông phải nộp được tính theo công thức sau:

  • Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:

Số lượng hàng hóa tính thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông được hướng dẫn tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 159/2012/TT-BTC) như sau:

  • Được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.
  • Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 106/2018/TT-BTC) thì:

  • Theo đó thì thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông ở mức tuyệt đối sẽ chịu thuế là 50.000đ/kg.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.

Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông của doanh nghiệp A phải nộp đối với khối lượng 100 kg, đa lớp là: 100 kg x 70% x 50.000 đồng/kg = 3.500.000 đồng.

Cách kê khai thuế bảo vệ môi trường túi ni lông qua mạng

Thực hiện kê khai thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông qua mạng giúp tiết kiệm thời gian hơn cách kê khai trực tiếp cũng như dễ dàng hơn trong việc thực hiện cho kế toán viên.

Bước 1: Cắm chữ ký số vào máy tính

Bước đầu tiên kê khai thuế bảo vệ môi trường túi ni lông qua mạng là tiến hành cắm chữ ký số vào máy tính dùng để khai thuế. Chữ ký số là yếu tố bắt buộc với vai trò xác thực tờ khai. Đồng thời sẽ giúp quý doanh nghiệp tiến hành bước ký số và nộp tờ khai nhanh chóng hơn sau khi đã hoàn tất thủ tục tờ khai thuế điện tử trên hệ thống.

Bước 2: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Sau khi kết nối chữ ký số cho máy tính, người nộp thuế mở trình duyệt đang sử dụng, truy cập vào Cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và tiến hành đăng nhập tài khoản.

Bước 3: Tiến hành chọn chức năng “Khai Thuế”

Trên trang chủ của cổng thông tin Tổng cục Thuế, nhấn chọn chức năng “Khai thuế”. Tiếp đến chọn mục “Nộp tờ khai XML”.

Khi giao diện “Nộp tờ khai XML” đã hiển thị, nhấn ô “Chọn tệp tờ khai”. Với mục đích để tải tờ khai đã tạo kết xuất trên hệ thống phần mềm HTKK trước đó.

Đối với trường hợp quý doanh nghiệp chưa tạo tờ khai hay cần phải chỉnh sửa thông tin trên tờ khai thuế điện tử thì có thể mở phần mềm hỗ trợ kê khai để hoàn tất tờ khai thuế chuẩn xác, kết xuất tờ khai rồi tải xuống.

Bước 4: Nộp tờ khai thuế điện tử lên hệ thống

Đối với bước này, sau khi nhấn “Chọn tệp tờ khai” chỉ cần mở đúng mục đã lưu trữ tờ khai đã chuẩn bị. Tiếp đến nhấn chọn tờ khai và nhấn “Open” để tải lên hệ thống.

Bước 5: Nhấn ký điện tử và hoàn thành việc nộp tờ khai thuế bảo vệ môi trường đối túi ni lông

Tại giao diện “Nộp tờ khai XML”, phải nhấn chọn “Ký điện tử”.

Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị cửa sổ nhập mã PIN của USB Token, nhập mã PIN của chữ ký số vào phần “User PIN” rồi nhấn chọn ô “Login”.

Trường hợp thông tin đã chính xác, bước ký điện tử thành công thì hệ thống sẽ gửi thông báo “Ký tệp tờ khai thành công!”. Chỉ cần nhấn “OK” để xác nhận.

Xem thêm: Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK phiên bản mới nhất

Trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường túi ni lông

Thuế bảo vệ môi trường túi ni lông là giải pháp tài chính khuyến khích sản xuất, sử dụng sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường; hạn chế việc sản xuất sử dụng hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội đối với môi trường. Thuế bảo vệ môi trường thúc đẩy các tổ chức ý thức hơn trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm hạn chế tác động của túi ni lông bất lợi cho tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh, quan tâm hơn đến áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ sản xuất tiên tiến, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hóa thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm, góp phần sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông buộc các các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường phải thanh toán những chi phí mà mình gây ra do làm tổn hại môi trường bởi vì loại hàng hoá này. Vì vậy, đây là sắc thuế lấy nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường làm cơ sở để đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả). Đây cũng chính là một trong những công cụ có khả năng tốt nhất trong việc khắc phục những khiếm khuyết của thị trường; là công cụ có tính hiệu quả cao trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích “sự năng động” và tính tự giác của người gây ô nhiễm trong việc bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó thuế bảo vệ môi trường túi ni lông sẽ tạo cơ hội và điều kiện cho nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường này vào sản phẩm, đơn giản là chuyển trách nhiệm bảo vệ môi trường gián tiếp vào người tiêu dùng, khuyến khích các nhà đầu tư bảo vệ môi trường tương ứng với mức đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Ví dụ: Mỹ phẩm thuần chay Việt Nam CoCoon khuyến khích người dùng sử dụng cái túi refill, đổi vỏ sản phẩm lấy sản phẩm mới để tái chế những vỏ chai cũ và giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, qua đó vừa hạn chế số thuế bảo vệ môi trường túi ni lông phải nộp vừa có thêm chi phí phát triển chăm chút nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm.

Xem thêm: Thuế vat xăng dầu hiện nay là bao nhiêu?

Trách nhiệm phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông

Trách nhiệm phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông

Qua bài viết, thuế bảo vệ môi trường túi ni lông đã trở thành một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của túi ni lông đối với môi trường. Dịch vụ kế toán TinLaw trình bày những thông tin cơ bản về khái niệm thuế bảo vệ môi trường túi ni lông, cũng như những lợi ích và tác động của biện pháp này. Thuế bảo vệ môi trường túi ni lông là biện pháp hiệu quả và cần thiết trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của túi ni lông đối với môi trường. Tuy có những thách thức, nhưng việc áp dụng biện pháp này và khuyến khích sự sử dụng túi tái sử dụng là một bước quan trọng và tích cực trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường cho thế hệ tương lai.

 

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn