You are here:

Thực hiện tự công bố mật ong cho cơ sở, doanh nghiệp tại TinLaw

Mật ong thuộc sản phẩm thường và doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. Ở Việt Nam cơ sở, doanh nghiệp thực hiện kiểm định bằng phương thức tự công bố mật ong.

Quý cơ sở, doanh nghiệp muốn tìm hiểu nhiều hơn về thủ tục công bố chất lượng mật ong hãy theo dõi ngay bài viết này của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Quy định về việc thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

Hồ sơ tự công bố mật ong cần chuẩn bị

Hồ sơ tự công bố mật ong cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công bố sản phẩm tại TinLaw chỉ cần cung cấp 1 số loại giấy tờ đơn giản sau:

  • Giấy phép kinh doanh 01 bản photo
  • Mẫu sản phẩm 300 gam đối với dạng rắn, 400 ml đối với dạng nước (tối thiểu)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP (nếu sản xuất trong nước)
  • Hình chụp thực tế sản phẩm mật ong (nếu là hàng nhập khẩu)

Không tự công bố mật ong, doanh nghiệp có bị phạt?

Nếu bạn là những hộ kinh doanh gia đình nhỏ lẻ thì sẽ bị phạt. Nếu muốn sản phẩm của bạn được bày bán trong các siêu thị lớn thì tự công bố mật ong là điều bắt buộc phải làm.

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ –CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm:
“Điều 20. Vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:
a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;
d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;
đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;
b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này. “
Như vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện Tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Để sản phẩm được bày bán trong các siêu thị lớn cần tự công bố mật ong
Để sản phẩm được bày bán trong các siêu thị lớn cần tự công bố mật ong

Quy trình tự công bố sản phẩm tại TinLaw

Với mong muốn thực phẩm Việt ngày càng tốt và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm TinLaw đã thành lập mô hình tư vấn chuyên nghiệp giúp cơ sở, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong.

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng và Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thủ tục tự công bố mật ong.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và gửi mẫu kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được nhà nước chỉ định.
  • Đối chiếu kết quả đảm bảo đạt theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế và Xây dựng hồ sơ tự công bố, hướng dẫn sửa nhãn theo đúng quy định hiện hành và gửi đến doanh nghiệp xác nhận.
  • Tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ.
  • Thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp cách kiểm tra thông tin khi hồ sơ được đăng tải trên trang thông tin điện tử.
  • Thời gian xử lý: từ 7- 14 ngày làm việc.

Như vậy sau những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào tìm ra giải pháp tự công bố mật ong một cách đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức. Nếu còn khúc mắc bất cứ vấn đề gì, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với TinLaw để được tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn