Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tích cực mở rộng quan hệ với quốc tế. Xuất khẩu lao động cũng là một trong những cách mở rộng hợp tác. Hằng năm, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài tăng cao lên đến 100.000 lao động/năm. Mặt khác, cũng có khá nhiều người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu này nhà nước đã ban hành một số văn bản để quy định cụ thể về thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp thị thực để người nước ngoài có thể vào làm việc.
Những thủ tục xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam liên quan đến nước ngoài, nên thường được quy định chặt chẽ và khó khăn hơn so với các thủ tục trong nước
Văn bản pháp lý liên quan đến xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Để tránh sai sót trong quá trình nhập cảnh cũng như bảo lãnh người nước ngoài, Nhà nước đã ban hành Luật cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện việc nhập cảnh, cụ thể:
- Thứ nhất, Văn bản luật số 47/2014/QH2013 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Từ Điều 7 cho đến điều 22 của Luật này quy định rõ về thủ tục mời bảo lãnh, cơ quan có thẩm quyền thực hiện, các giấy tờ cần có về quá trình nhập cảnh và cấp thị thực.
- Thứ hai, thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài. Thông tư này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các mẫu giấy tờ cho cơ quan có thẩm quyền cũng như người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam.
Thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp thị thực
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm điền đầy đủ thông tin trong các mẫu tờ khai quy định, tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty, doanh nghiệp phải tổ chức ký và đóng dấu theo luật định. Nếu như muốn xin thị thực Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì cần phải có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy hẹn
- Người có nghĩa vụ nộp hồ sơ (nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức) sẽ nộp tất cả hồ sơ đã chuẩn bị đến Cục quản lý xuất nhập cảnh và mang theo giấy tờ pháp lý chứng minh nghĩa vụ ( giấy giới thiệu doanh nghiệp, CMND)
- Địa điểm nộp hồ sơ: Có ba địa điểm trải dài tại ba miền Bắc, Trung, Nam là Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội, Cục quản lý xuất nhập cảnh Đà Nẵng, Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh.
- Trường hợp đã xin được thị thực tại Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán của Việt Nam tại nước ngoài thì phải chuyển bằng hình thức fax và phải tốn phí.
Bước 3: Nhận kết quả
Xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả sau 5 ngày làm việc. Trong công văn nhập cảnh cho người nước ngoài sẽ ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.
Bước 4: Thông báo cho người nước ngoài
Doanh nghiệp, tổ chức sẽ có trách nhiệm thông báo cho người nước ngoài về việc thủ tục xin công văn đã hoàn thành xong. Doanh có thể thông báo trực tiêp hoặc gián tiếp (thông qua bản chụp email, fax, hoặc chuyển phát nhanh)
Bước 5: Nhận thị thực và đóng lệ phí
- Trước khi nhận thị thực người xin cấp visa phải điền vào tờ khai đề nghị cấp visa, thị thực Việt Nam có dán ảnh 3cm x 4cm kèm theo Hộ chiếu gốc, Bản copy của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
- Lệ phí xin cấp thị thực: lệ phí được niêm yết công khai tại phòng nhận thị thực.
Tuân thủ theo quy định của pháp luật về các thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp thị thực sẽ giúp người nước ngoài có thể vào làm việc lâu dài tại Việt Nam. Hãy lưu ý kỹ những quy định trong việc chuẩn bị hồ sơ, để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239