You are here:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo mới nhất

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo mới nhất

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT), 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu gạo ước đạt 4,4 triệu tấn và đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và 22,1% về giá trị so với cùng kỳ 2017 và đang tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm.

Những con số nói trên như một cái “đòn bẩy” khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư những dự án triệu đô vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực này nhà đầu tư phải chuẩn bị hồ sơ để xin giấy chứng nhận xuất khẩu gạo.

1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Thương nhân phải có kho chứa gạo

Thương nhân phải có kho chứa gạo

Để tham gia đầu tư lĩnh vực này, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Đủ điều kiện để thành lập và đăng ký kinh doanh công ty xuất khẩu gạo.
  • Chủ sở hữu một kho hàng chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, có quy chuẩn chung theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  • Thương nhân là chủ sở hữu 01 cơ sở xay xát thóc gạo, có công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ và đạt quy chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  • Lưu ý: Kho chứa và cơ cở xay, xát gạo nêu trên phải nằm trên địa bàn, thành phố trực thuộc Trung ương đang có hoạt động xuất khẩu lúa gạo hoặc có cảng biển hoạt động xuất khẩu lúa gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh để thành lập công ty.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu theo mẫu.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước.
  • Hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (bản sao).
  • Bản chính bản kê kho chứa thóc gạo theo mẫu quy định của Sở công thương tại nơi đặt trụ sở chính. Tải mẫu kê kho tại đây.
  • Bản chính bản kê xay, xát thóc gạo theo mẫu quy định của Sở công thương tại nơi đặt trụ sở chính. Tải mẫu kê kho tại đây.
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu gạo
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu gạo

3. Trình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận xuất khẩu gạo

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ Công thương.
  • Bước 2: Chuyên viên xử lý hồ sơ của Bộ công thương tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì Bộ công thương phải thông báo cho doanh nghiệp lý do bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày làm việc.
  • Bước 3: Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp , Bộ công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp.

4. Hiệu lực của Giấy phép

Thời hạn của giấy phép 05 năm, kể từ ngày cấp.

Khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo thương nhân phải làm đề nghị xuất khẩu gạo lần hai.

5. Hồ sơ giấy phép mới lần thứ hai trở đi

Lưu ý: tối thiểu 30 ngày, trước khi hết hạn của Giấy chứng nhận, thương nhân phải làm hồ sơ để hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo được liên tục và hợp pháp.

Thành phần hồ sơ có:

  • Thương nhân chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo lầ đầu.
  • Giấy chứng nhận đã được cấp (bản chính).
  • Nếu giấy chứng nhận bị mất, bị rách hoặc thất lạc thương nhân phải làm giải trình và nêu rõ lý do về việc không cung cấp bản chính giấy phép.
  • Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo mẫu (bản sao).

Thời hạn xử lý hồ sơ: 15 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Công thương.

Xuất khẩu lúa gạo là một trong những lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế Việt Nam từ rất lâu và có thương hiệu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị hồ sơ khá nhiều và tốn kém thời gian. Hy vọng với những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế về chuẩn bị hồ sơ đã nêu trên sẽ giúp quý khách sớm hoàn tất hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu gạo của mình.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT