You are here:

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty phần mềm

Thành lập công ty phần mềm có khó không? Điều kiện và thủ tục thành lập công ty phần mềm như thế nào? Cùng TinLaw tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau nhé!

Khái niệm công ty phần mềm

Công ty phần mềm là công ty sản xuất các sản phẩm chuyên về phần mềm, công nghệ phần mềm, kinh doanh chương trình máy tính.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp phần mềm:

Một công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy điều kiện thành lập công ty phần mềm cũng không quá phức tạp. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp cần có địa chỉ kinh doanh hợp pháp, tức địa chỉ hoạt động kinh doanh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ hoặc phải có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở văn phòng đúng quy định.
  • Người đại diện doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực và kinh nghiệm. Không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.
  • Doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty phần mềm nên lựa chọn những ngành nghề phù hợp với lĩnh vực để kinh doanh như:

Mã ngành

Tên ngành

6201 Lập trình máy vi tính
6202 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
6209 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
6311 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
4741 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
631 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin

Đặc biệt khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thiết bị ngụy trang, phần mềm, ghi âm, định vị, ghi hình thì phải cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi kinh doanh.

Quy trình thành lập công ty phần mềm

Bước 1: Chuẩn bị tên và địa chỉ của công ty phần mềm

Về tên công ty

  • Doanh nghiệp cần tránh đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
  • Không sử dụng những từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Nghiêm cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.

Về địa chỉ công ty

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng của bản thân hoặc của bạn bè làm địa chỉ công ty để tiết kiệm chi phí. Ty nhiên, không được sử dụng địa chỉ giả hoặc các khu nhà ở tập thể, chung cư có mục đích để ở làm nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 2: Chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty phần mềm

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.
  • Phải lựa chọn người có đủ năng lực và kinh nghiệm làm đại diện pháp luật của công ty phần mềm. Tuyệt đối trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không sử dụng thông tin, cơ hội của doanh nghiệp vào mục đích cá nhân. Góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Bước 3: Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp

Đăng ký ngành nghề kinh doanh

  • Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện về vốn, giấy phép, chứng chỉ hành nghề,… mới được đi vào hoạt động kinh doanh
  • Trường hợp đối với ngành nghề không yêu cầu điều kiện, thì doanh nghiệp không cần đáp ứng điều kiện mà có thể hoạt động kinh doanh ngay khi có giấy phép

Loại hình doanh nghiệp

  • Công ty kinh doanh phần mềm cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi kinh doanh, như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
  • Hiện nay doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức như: công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh.

Bước 4: Chuẩn bị vốn tối thiểu và tiến hành kê khai vốn điều lệ cho công ty phần mềm

  • Khi thành lập công ty doanh nghiệp cần chuẩn bị mức vốn tối thiểu phù hợp với khả năng tài chính hoặc theo quy định cụ thể đối với từng ngành nghề
  • Pháp luật hiện nay không quy định về mức vốn điều lệ cụ thể khi thành lập. Tuy nhiên, khi thành lập công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh nhưng có trường hợp lại không. Doanh nghiệp cần cân nhắc dựa vào khả năng góp vốn mà đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp.

Bước 5: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phần mềm và nộp hồ sơ lên Sở KH & ĐT

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm

  • Giấy đề nghị cấp phép thành lập công ty
  • Danh sách cổ đông tham gia góp vốn vào công ty
  • Các giấy tờ chứng thực cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu
  • Quyết định thành lập

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đăng ký đặt trụ sở.

Bước 6: Tiến hành khắc con dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Tiến hành khắc con dấu

Doanh nghiệp phải tiến hành khắc con dấu công ty, hình thức và số lượng mẫu con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Con dấu cần đảm bảo có đầy đủ thông tin như tên và mã số doanh nghiệp.

Khi có mẫu con dấu doanh nghiệp tiến hành công bố mẫu con dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Công bố thông tin công ty phần mềm

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập công ty phần mềm:

Tiến hành góp vốn

Doanh nghiệp cần thực hiện góp vốn ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tài sản góp vốn phải là nguồn vốn hợp pháp có thể là tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị chuyển đổi như: vàng, giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ,…

Công ty phần mềm cần thực hiện góp vốn ngay khi có giấy phép ĐKDN
Công ty phần mềm cần thực hiện góp vốn ngay khi có giấy phép ĐKDN

Thực hiện thông báo phát hành hóa đơn

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp cần tiến hành phát hành hóa đơn để sử dụng theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không phát hành hóa đơn, có thể đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng thay thế.

Doanh nghiệp phần mềm cần đóng thuế đầy đủ

Công ty phần mềm sau khi được thành lập phải tiến hành đóng thuế theo quy định. Một số loại thuế doanh nghiệp phần mềm sẽ phải đóng như:

  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế giá trị gia tăng

Thuê kế toán hoặc dịch vụ kế toán

Việc thuê nhân sự kế toán có thể gia tăng chi phí, hay những sai sót không đáng có trong quá trình làm việc. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán TinLaw giúp công ty tiết kiệm được chi phí về mặt nhân sự.

Doanh nghiệp phần mềm tiến hành kê khai thuế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành kê khai thuế trong vòng 30 ngày, trường hợp không thực hiện kê khai đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt.

Mua chữ ký số để đóng thuế online

Việc mua chữ ký số online phục vụ cho mục đích đóng thuế của doanh nghiệp, cũng như thực hiện kê khai thuế trực tuyến, online. Kế toán công ty sử dụng tài khoản sau khi được ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế để thực hiện đóng thuế online, theo định kỳ của doanh nghiệp.

Đăng ký tài khoản ngân hàng

Chủ công ty phần mềm cần mang theo giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, con dấu và giấy phép đăng ký hoạt động doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau khi hoàn tất, làm thủ tục báo số tài khoản này cho Sở kế hoạch và đầu tư.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến công ty phần mềm

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp phần mềm mất bao nhiêu lâu?

Trong vòng 30 ngày sau khi doanh nghiệp kinh doanh phần mềm được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

Thuê viết phần mềm và bán lại có được xem là công ty sản xuất phần mềm không?

Với trường hợp thuê nhân viên viết phần mềm và bán lại không được coi là công ty sản xuất phần mềm. Một doanh nghiệp được coi là công ty sản xuất phần mềm bắt buộc phải tham gia vào các giai đoạn như: xác định yêu cầu hoặc phân tích và thiết kế sản phẩm. Ngoài ra, khi tham gia vào những bước trong 7 công đoạn theo quy định, đều cần chứng minh tác nghiệp trong quá trình hoạt động.

Hy vọng với những kinh nghiệm về thành lập công ty phần mềm mà dịch vụ thành lập công ty TinLaw chia sẻ qua đây mang đến những thông tin hữu ích với quý khách hàng. Nếu còn thắc mắc về những vấn đề liên quan hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn