You are here:

Thẩm quyền cấp giấy phép lao động thuộc về cơ quan nào?

Thẩm quyền cấp giấy phép lao động thuộc về cơ quan nào?

Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền cấp giấy phép lao động chủ yếu thuộc về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thẩm quyền cấp giấy phép lao động lại thuộc về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cùng Công ty Luật TinLaw tìm hiểu xem cách xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua bài viết dưới đây nhé!

Cách xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động

Dựa theo Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 06 năm 2012; Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Nghị định 11/2016/NĐ-CP) và Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định việc xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động phụ thuộc vào doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức nơi mà người lao động nước ngoài làm việc.

Thẩm quyền cấp GPLĐ phụ thuộc vào doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức 
Thẩm quyền cấp GPLĐ phụ thuộc vào doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức 

Thẩm quyền cấp giấy phép lao động

Sở lao động – thương binh và xã hội

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật;
  • Cơ quan nhà nước địa phương;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;
  • Tổ chức sự nghiệp gồm: nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng, chào bán dịch vụ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ban quản lý các khu công nghiệp

Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ban quản lý các khu công nghiệp đó cấp.

Bộ lao động – thương binh xã hội

Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại:

  • Cơ quan nhà nước ở Trung ương;
  • Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài; tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Trên đây là cách xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động đối với từng đối tượng cụ thể. Tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh cần xác định đúng thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động, tránh trường hợp xác định không đúng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT