Khi một công dân nước ngoài sinh sống tại một nước khác, ngoài khó khăn trong việc xin cấp thẻ tạm trú thì việc xung đột về các văn bản pháp lý tại quốc gia mình sinh sống và quốc gia mình mang quốc tịch là không tránh khỏi. Chính vì thế, những văn bản công mà người nước ngoài sử dụng cần phải có hiệu lực pháp lý tại đất nước họ đang sống. Để thực hiện được vấn đề đó, hợp pháp hóa Lãnh sự là một điều rất cần thiết.
Vậy hợp pháp hóa Lãnh sự là gì? Trình tự, thủ tục để hợp pháp hóa Lãnh sự ra sao?
Khái niệm hợp pháp hóa Lãnh sự.
Hợp pháp hóa Lãnh sự: được xem là một thủ tục hành chính mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, các văn bản công của nước ngoài, nhằm công nhận giá trị các loại giấy tờ đó có hiệu lực tại Việt Nam.

Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Yêu cầu đề nghị hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu
- Đó là các loại giấy tờ, tài liệu cần được hợp pháp hóa để có hiệu lực sử dụng tại Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận Lãnh sự là loại giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi những cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà nước ngoài sinh sống ban hành.
- Các mẫu chữ ký, mẫu con dấu, chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải báo trước cho Bộ ngoại giao.
Hồ sơ hợp pháp hóa Lãnh sự tại Bộ ngoại giao
- Tờ khai hợp pháp hóa Lãnh sự theo mẫu quy định
- Nếu nộp trực tiếp thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân bản chính, nếu nộp qua đường bưu điện nộp bản chụp hoặc file scand màu.
- Giấy tờ, tài liệu cần được hợp pháp hóa Lãnh sự và đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền)
- Nếu các loại giấy tờ, tài liệu không được viết bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt thì phải nộp 1 bản dịch sang hai thứ tiếng trên.
- Một bản chụp tất cả các giấy tờ, tài liệu phải nộp để lưu lại Bộ Ngoại giao
Lưu ý: Trong quá trình hợp pháp hóa Lãnh sự, để đảm bảo tính chính xác cơ quan thẩm quyền có quyền yêu cầu người đề nghị nộp bản chính hoặc nộp thêm bản chụp giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa Lãnh sự.

Địa điểm nộp hồ sơ
Người đề nghị hợp pháp hóa Lãnh sự nộp đơn tại Bộ Ngoại giao, cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ ngoại giao ủy quyền.
Thời hạn giải quyết
Tùy từng trường hợp mà thời gian sẽ khác nhau. Thông thường hồ sơ sẽ được giải quyết sau 1 ngày làm việc khi xét thấy đã đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định. Riêng với trường hợp hồ sơ có từ 10 loại giấy tờ trở lên thời gian có thể dài hơn nhưng không vượt quá 5 ngày làm việc.
Những trường hợp miễn hợp pháp hóa Lãnh Sự
- Trường hợp áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước liên quan là thành viên, hoặc quy tắc có đi có lại được quy định của các quốc gia.
- Những trường hợp chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Những trường hợp nằm trong danh sách được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Những trường hợp nằm ngoài danh sách yêu cầu hợp pháp hóa Lãnh sự của cơ quan Việt Nam, hoặc nước ngoài.
Những trường hợp không được hợp pháp hóa Lãnh sự
- Những trường hợp đã bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Những trường hợp thông tin yêu cầu hợp pháp hóa có sự mâu thuẫn.
- Trường hợp giả mạo, thông tin sai quy định.
- Các loại giấy tờ không có chữ ký và con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam
Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hợp pháp hóa lãnh sự. Đồng thời, những vấn đề liên quan này cũng sẽ giúp người nước ngoài dễ dàng hơn khi thực hiện văn bản công của nước mình tại Việt Nam.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239