Việc tạm ngừng kinh doanh tuy thủ tục thực hiện đơn giản nhưng xung quanh lại có rất nhiều vấn đề liên quan bao gồm việc tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương không. Cùng dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh TinLaw tìm hiểu ngay để tránh các trường hợp có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.
Quy định của tạm ngừng kinh doanh
Theo luật doanh nghiệp mới nhất thì việc tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động hay không được đề cập ở một số quy định như sau:
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi tạm ngừng kinh doanh, điều này được đề cập đến trong Bộ luật lao động mới nhất. Bên cạnh đó, giữa 2 bên có thể thỏa thuận hoãn hợp đồng cũng như thỏa thuận về mức lương chờ việc nhất định.
Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người lao động được hưởng quyền lợi đầy đủ như trong hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp có các thỏa thuận đặc biệt giữa doanh nghiệp và người lao động.
Doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì người lao động sẽ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng. Có thể thấy, khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi trong hợp đồng bao gồm được trả lương, trừ trường hợp 2 bên có các thỏa thuận khác.
Nếu doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng như cắt lương trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Khi đó người lao động có quyền khiếu nại lên chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc của công ty hoặc cũng có thể đến Tòa án nhân dân để thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết.
Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH?
Khi doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh dẫn đến người lao động cũng như người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì trường hợp này sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn các quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng.
Nếu giữa doanh nghiệp và người lao động không có bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại yêu cầu người lao động đóng 100% tiền bảo hiểm, bao gồm luôn phần phải đóng của phía doanh nghiệp. Điều này là trái với quy định của pháp luật.
Quyền lợi của người lao động phải được đảm bảo kể cả khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Để tránh các trường hợp mâu thuẫn không đáng có xảy ra, tốt nhất nên đạt các thỏa thuận liên quan, thống nhất giữa 2 bên để việc tạm ngừng kinh doanh được suôn sẻ.
TinLaw vừa trả lời câu hỏi tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương không? Đồng thời cung cấp các thông tin liên quan khác. Hy vọng có thể giúp ích được quý doanh nghiệp giải đáp thắc mắc.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239