You are here:

Sở Hữu Trí Tuệ – Hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Sở Hữu Trí Tuệ – Hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của mỗi công ty khác nhau trên thị trường, nhãn hiệu sau khi đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ trở thành thương hiệu và tài sản riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là một vấn đề khá phức tạp, cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng để không xảy ra sai sót. Vậy quy trình diễn ra như thế nào và bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, qua đó doanh nghiệp sẽ biết cách tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm riêng của mình và tạo chỗ đứng trên thị trường.

Phần 1: Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu để đối tác, khách hàng nhận diện hàng hóa, dịch vụ của công ty, cũng như phân biệt thương hiệu của công ty này với công ty khác trên thị trường.

Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp
Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp

Phần 2: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

Theo quy định Luật Sở hữu sáng tạo 2005 của Bộ tư pháp, một nhãn hiệu được bảo hộ của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Nhãn hiệu có đầy đủ các thông tin sau: tên thương mại của nhãn hiệu, có các số và chữ mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa, đại diện cho dịch vụ, hàng hóa của mình.
  • Nhãn hiệu được phát triển cùng với tên thương mại sẽ được gọi là Thương hiệu của doanh nghiệp.

Phần 3: Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Bước 1: Đăng nhập Website của Cục sở hữu trí tuệ

Bạn đăng nhập Website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Sau đó, điền đầy đủ thông tin yêu cầu, bao gồm: nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm sản phẩm , dịch vụ, phân loại loại hình, tên sản phẩm dịch vụ, để tiến hành tạo truy vấn cho tìm kiếm.

Sau khi tạo truy vấn tìm kiếm, bạn có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ về: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu đã công bố và thông tin các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Giao diện Website tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở hữu
Giao diện website tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở hữu Trí tuệ

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi tra cứu, nếu nhãn hiệu của bạn không trùng với nhãn hiệu nào trên Website thì công ty chuẩn bị hồ sơ để tiến hành đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:

Tên giấy tờ đăng ký nhãn hiệuYêu cầu
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định.1 bản
Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký hoạt động kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Hợp đồng thỏa thuận
  • Thư xác nhận, đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức.
1 bản
Giấy ủy quyền nộp đơn (Trường hợp chủ doanh nghiệp, chủ nhãn hiệu đứng tên nhãn hiệu ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ, liên hệ,..)1 bản
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể: đối với trường hợp nhiều người nhãn hiệu thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Lưu ý: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể với Cục Sở hữu để được cấp giấy chứng nhãn hiệu.

1 bản
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt:

  • Tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức.
  • Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành.
  • Tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại,
  • Chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác.
1 bản

Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đã chuẩn bị

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp là: Cục sở hữu trí tuệ, theo đó doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại địa chỉ như sau:

Cục Sở hữu trí tại Hà Nội

  • Địa chỉ: Địa chỉ: 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
  • Số điện thoại: Điện thoại: 024 3858 3069

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu tại Tp. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
  • Số điện thoại: Điện thoại: 028 3920 8485

Bước 4: Thẩm định hình thức của nhãn hiệu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đầu tên Cục sở hữu trí tuệ xem xét về hình thức của nhãn hiệu theo các tiêu chí: hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn và phân nhóm.

Nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Thời gian thẩm định hình thức 01 – 02 tháng kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Tại nước ngoài, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khá phổ biến, nhưng tại Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi với việc chưa am hiểu pháp luật, dẫn đến việc chuẩn bị hồ sơ chưa đúng chưa đủ thì hồ sơ của doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần. Để không bị kéo dài thời gian đăng ký hoặc vướng mắc phải những rủi ro, thiệt hại không đáng có, doanh nghiệp hãy liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Nội dung của bản công bố đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thông tin:

  • Đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Mẫu nhãn hiệu.
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 6: Kết quả thẩm định nội dung

  • Từ 10 – 12 tháng, kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp, Cục xem xét các điều kiện đăng ký để từ đó cấp văn bằng cho nhãn hiệu của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp bằng cho nhãn hiệu doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ cũng ra thông báo không cấp bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
  • Sau khi nhận được thông báo từ chối từ Cục, doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục, đông thời đưa ra căn cứ để chứng minh cho nhãn hiệu của doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Bước 7: Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền

Sau khi nhận được thông báo đủ điều kiện cấp văn bằng chứng nhận nhãn hiệu, doanh nghiệp đến Cục Sở hữu nộp lệ phí cấp bằng.

Thời hạn từ 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng, doanh nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ để nhận bằng.

Phần 4: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng chứng nhận sở hữu nhãn hiệu có thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Nhãn hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp được nhà nước công nhận và bảo vệ, nên doanh nghiệp có quyền gia hạn văn bằng và không giới hạn số lần gia hạn.

Những thông tin trên đây đã chia sẻ rất cụ thể về việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản quý giá của công ty.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT