You are here:

Quy định về yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng

Chào TinLaw, tôi là T.P.Thảo, hiện đang kinh doanh một số loại thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Tôi đang tìm hiểu thủ tục công bố sản phẩm thì thấy có yêu cầu về nhãn sản phẩm. Tuy có tham khảo trên internet nhưng còn một số vấn đề tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm. Quý công ty cho tôi hỏi yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ TinLaw!

Chào chị Thảo, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc của chị Thảo, TinLaw xin được giải đáp như sau.

Căn cứ pháp lý quy định về ghi nhãn thực phẩm chức năng

  • Nghị định 43/2017/NĐ –CP Nghị định về nhãn hàng hóa
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT Thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng
  • Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa

Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng

Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2014/TT-BYT quản lý thực phẩm chức năng như sau:

“Ngoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:

  1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.
  2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.”
Mẫu nhãn thực phẩm chức năng
Mẫu nhãn thực phẩm chức năng

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có các quy định về hành vi bị coi là vi phạm về nhãn hàng hóa trong Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền, Nghị định 80 cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: Buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định; buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm…

Mặc dù các quy định về nhãn hàng hóa đã được luật hóa, nhưng khi đưa vào thực tiễn vẫn có những khó khăn khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng. Nhằm giúp chị Thảo cũng như Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu công bố thực phẩm chức năng nắm rõ các yêu cầu về nội dung ghi nhãn, TinLaw hướng dẫn chi tiết nội dung và yêu cầu bắt buộc thể hiện nội dung trên nhãn thực phẩm như sau:

  • Tên thực phẩm.
  • Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm.
  • Định lượng thực phẩm.
  • Thành phần cấu tạo thực phẩm.
  • Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm
  • Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản hoặc hạn sử dụng.
  • Hướng dẫn bảo quản, sử dụng.
  • Xuất xứ thực phẩm (đối với thực phẩm xuất nhập khẩu).

>> Xem thêm: Hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn liên hệ với TinLaw để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn