Nội dung câu hỏi: Chào Công ty Luật TinLaw, Công ty tôi đang tiến hành ký kết hợp đồng thương mại với đối tác. Trong Hợp đồng có điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Quý luật sư có thể cho tôi biết 2 quy định này giống và khác nhau như thế nào? Có thể áp dụng đồng thời 2 chế tài trên một lúc không? Và 2 bên có thể tự thỏa thuận mức phạt hợp đồng không ạ? Mong quý công ty sớm phản hồi. Tôi cảm ơn.
Công ty Luật TinLaw trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến Công ty Luật TinLaw, với những thắc mắc về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Phạt vi phạm trong tranh chấp hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
- Bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh dù không có thỏa thuận giữa các bên và khi đó hội tụ đủ các yếu tố như: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
Phạt vi phạm | Bồi thường thiệt hại | |
Khái niệm | Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005. | Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm theo Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005. |
Mục đích | Là trách nhiệm pháp lý nhằm ngăn ngừa các vi phạm hợp có thể xảy ra trong hợp đồng | Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm |
Căn cứ áp dụng chế tài | Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng.
Lưu ý: Không cần có thiệt hại thực tế xảy ra, chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng và cõ lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán) |
– Không cần có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng;
– Có hành vi vi phạm hợp đồng; – Có thiệt hại thực tế a; – Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó; Lưu ý: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất. |
Mức áp dụng chế tài |
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp ngoại lệ tại Điều 266 Luật Thương mại 2005 | Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. |
Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra mà giữa các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
Hai bên có thể tự thỏa thuận mức phạt hợp đồng theo Điều 310 Luật Thương mại 2005 nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Điều 266 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
- Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Lưu ý: Mức phạt tính theo “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”, chứ không phải là “giá trị hợp đồng”.
Trên đây là quan điểm tư vấn của Công ty Luật TinLaw đối với vấn đề phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239