You are here:

Nội quy lao động là gì? Quy định pháp luật về nội quy lao động

Doanh nghiệp cần ban hành nội quy lao động để có thể vận hành doanh nghiệp một cách nguyên tắc, có trật tự và tuân thủ theo quy định pháp luật. Đồng thời, Doanh nghiệp phải đăng ký Nội quy lao động tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo sự tuân thủ quy định pháp luật về lao động của Doanh nghiệp. 

Vậy Nội quy lao động bao gồm những nội dung nào? Thủ tục đăng ký Nội quy lao động theo quy định hiện nay ra sao? Những nội dung này sẽ được dịch vụ luật sư TinLaw nêu cụ thể trong bài viết sau đây.

Nội quy lao động là gì?

Hiện nay, không có khái niệm về nội quy lao động là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành thì có thể hiểu nội quy lao động là văn bản do Người sử dụng lao động ban hành, quy định các vấn đề về quan hệ lao động tại Doanh nghiệp.

Nội quy lao động được ban hành để định rõ nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo sự điều hành hiệu quả. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quy định kỷ luật và hướng dẫn người lao động trong công việc. 

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là gì?

Từ đó, có thể thấy nội quy lao động là văn bản thể hiện ý chí và phương pháp sử dụng lao động của doanh nghiệp trong mối quan hệ với người lao động.

Nội dung của nội quy lao động

Như đã trình bày ở trên, nội quy lao động là tài liệu thể hiện ý chí, phương pháp của Người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động. Do đó, nội quy lao động sẽ bao gồm các quy định, nguyên tắc áp dụng cho Người lao động như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động-trách nhiệm xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất,…

Nội quy lao động bao gồm những nội dung nào?

Nội quy lao động bao gồm những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động, cũng như quy định chi tiết tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Nội quy lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: 

  1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc (nếu có); thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
  2. Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
  3. An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
  4. Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
  5. Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
  6. Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
  7. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
  8. Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
  9. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Những lưu ý khi xây dựng Nội quy lao động cho doanh nghiệp

Không phải mọi Doanh nghiệp ban hành nội quy lao động đều có hiệu lực thi hành. Việc ban hành Nội quy lao động sai quy định, sai quy trình, thủ tục sẽ khiến Nội quy lao động vô hiệu. 

Việc vô hiệu Nội quy lao động sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất khi bị vô hiệu.

Do đó, khi soạn thảo và ban hành Nội quy lao động, Doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau: 

  1. Mọi doanh nghiệp đều phải ban hành Nội quy lao động. Những doanh nghiệp có trên 10 lao động thì bắt buộc phải có Nội quy lao động bằng văn bản và được ban hành theo quy định pháp luật. 
  2. Nội dung của Nội quy lao động được soạn căn cứ và tình hình kinh doanh và hoạt động của Doanh nghiệp để được soạn thảo và ban hành. Nội dung không được trái quy định pháp luật về lao động và quy định pháp luật khác có liên quan. 
  3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại về tổ chức đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Xây dựng nội quy lao động cần lưu ý điều gì?

Xây dựng nội quy lao động cần lưu ý điều gì?

Trường hợp Doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn thì phải lấy ý kiến của toàn thể người lao động. 

  1. Nội quy lao động phải được đăng ký tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. 
  2. Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. 

Tổ chức lấy ý kiến nội quy lao động 

Như ở mục trên có nêu, trước khi Doanh nghiệp – người sử dụng lao động đăng ký và ban hành Nội quy lao động thì Người sử dụng lao động phải tiến hành lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức này thì phải lấy ý kiến của toàn thể Người lao động.

Tổ chức lấy ý kiến trước khi đăng ký và ban hành nội quy lao động

Tổ chức lấy ý kiến trước khi đăng ký và ban hành nội quy lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có vụ việc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung NQLĐ

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
  2. Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
  3. Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
  4.  Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
  5. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
  6. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Thủ tục đăng ký Nội quy lao động

Để đăng ký nội quy lao động, Quý khách cần lưu lại những thông tin sau:

Thủ tục soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động

Người sử dụng lao động soạn thảo Nội quy lao động theo tình hình của Doanh nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật;

Người sử dụng lao động tổ chức lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc toàn bộ người lao động sau khi hoàn thành soạn thảo Nội quy lao động. 

Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung của nội quy lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Cơ quan đăng ký

Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. 

Hồ sơ đăng ký nội quy lao đông;

Để đăng ký nội quy lao động, doanh nghiệp phải tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  2. Nội quy lao động;
  3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Tư vấn soạn thảo nội quy lao động cho doanh nghiệp

TinLaw sẽ hỗ trợ cho Quý Khách hàng trọn bộ dịch vụ Soạn thảo và Đăng ký Nội quy lao động, bao gồm: 

  • Soạn thảo, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Quý Khách hàng và phù hợp quy định pháp luật; 
  • Tư vấn thủ tục lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc toàn bộ người lao động;
  • Đại diện Quý khách hàng đăng ký Nội quy lao động và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật sư TinLaw hỗ trợ soạn thảo nội quy lao động cho doanh nghiệp

Luật sư TinLaw hỗ trợ soạn thảo nội quy lao động cho doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến nội quy lao động và thủ tục đăng đăng ký nội quy lao động. Hy vọng thông qua bài viết, Quý khách đã có cho mình những thông tin hữu ích. Liên hệ ngay để được luật sư TinLaw tư vấn:

Picture of Hồng Phương

Hồng Phương

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example