Sự phát triển thành công của các chuỗi cửa hàng “PHỞ 24”; “LOTTERIA”; “KFC”; “PARKSON” tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và sự kiện liên kết giữa hai hãng hàng không PACIFIC AIRLINE và JETSTAR AIRWAY. Càng khẳng định rằng, đây là một trong những dấu hiệu xâm nhập của một trào lưu kinh doanh mới tại Việt Nam – trào lưu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại hay còn gọi là Franchise.
Nhượng quyền thương mại thực chất là việc bên có quyền cấp phép cho bên nhận nhượng quyền. Trong đó, bên nhượng quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đào tạo và trợ giúp bên nhận nhượng quyền thiết lập những nền tảng ban đầu trong hoạt động kinh doanh. Đổi lại, bên nhận nhượng quyền buộc phải trả một khoản phí duy trì nhất định để hoạt động kinh doanh theo mô hình đã được nhượng quyền.

Như vậy, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đã tồn tại tương đối lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hình thức này chỉ mới bước đầu nở rộ trong thời gian mấy năm trở lại đây, và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong các chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều triển khai thành công chiến lược kinh doanh theo mô hình này, và đã có không ít tên tuổi, thủ tục đăng ký nhãn hiệu đã bị thiệt hại đáng kể cả về mặt doanh thu cũng như uy tín trên thương trường do những sai lầm trong quá trình thực hiện chiến lược Franchise.
Vậy Doanh nghiệp có thể thu được những lợi ích gì và có khả năng phải đối mặt với những rủi ro gì khi tiến hành triển khai mô hình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại?
Ưu và nhược điểm nhượng quyền thương mại
Những lợi ích của nhượng quyền thương mại
Với những bạn có mong muốn kinh doanh riêng nếu bắt đầu xây dựng thương hiệu sẽ mất thời gian rất lâu mới có được lượng khách hàng đông đảo và xây dựng được thương hiệu của riêng mình. Trong khi đó, việc lựa chọn nhượng quyền thương hiệu giúp các bạn giải được bài toán trên bởi khi nhượng quyền thì danh tiếng của sản phẩm đã có sẵn trên nền tảng của thương hiệu. Lượng khách cũng có sẵn, do vậy mà giảm tỉ lệ rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ từ kinh nghiệm, công thức để làm ra sản phẩm và cả trang thiết bị vật chất để phục vụ hoạt động kinh doanh…
Những rủi ro của nhượng quyền thương mại
Có nhiều ưu điểm như vậy nhưng không phải nhượng quyền không có nhược điểm, khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại cũng đồng nghĩa rằng bên nhận nhượng quyền không thể tự xây dựng cho mình một thương hiệu mang bản chất riêng. Trường hợp một cửa hàng nhận nhượng quyền mất uy tín đối với sản phẩm nhượng quyền thì các cửa hàng nhận nhượng quyền khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Vậy nên khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền nên cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.
Tại Luật thương mại 2005 quy định
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nếu bạn đang có ý định lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại thì TinLaw khuyên bạn nên tìm hiểu chi tiết các quy định của pháp luật về vấn đề này tại Mục 8 Chương VI Luật thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Nghị định 120/2011/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP nhằm loại trừ rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện việc nhận và vận hành hoạt động kinh doanh đối với thương hiệu được nhận nhượng quyền.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239