You are here:

Những thông tin quan trọng về Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trên bức tranh kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây. Có thể nói, đà xuất siêu tiếp tục được duy trì là kết quả tích cực trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Tuy nhiên, các hồ sơ, giấy tờ hay thủ tục liên quan đến hoạt động mang lại lợi nhuận khủng này chưa bao giờ dễ dàng, bởi nó được bao trùm bởi hệ thống pháp lý đa quốc gia vô cùng phức tạp.

Có lẽ mọi thương nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu đều biết đến giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), bởi thông qua loại giấy tờ này, hàng hóa xuất –  nhập khẩu mới được tự do lưu hành tại nước nhập khẩu hàng hóa. Vậy quý khách cần lưu ý những thông tin quan trọng nào để hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý ngoại thương 2017.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Các trường hợp áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do

Theo quy định, trừ hàng hóa thuộc danh mục không cần phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do theo quy định, tất cả hàng hóa đều phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) này.

Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS, đối với hàng hóa nhập khẩu tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Tải danh sách tại đây.

Lưu ý: Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa, tùy theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi, các bộ và cơ quan ngang bộ sẽ công bố chi tiết.

Hàng hóa phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hàng hóa phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do

CFS đối với hàng hóa nhập khẩu

Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS: là cơ quan, tổ chức nước ngoài (nước mà thương nhân nhập khẩu hàng hóa) cấp.

Thông tin tối thiểu của giấy chứng nhận CFS:

  • Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận CFS.
  • Mã số và ngày cấp CFS.
  • Danh mục hàng hóa, tên sản phẩm được cấp CFS.
  • Liệt kê các loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
  • Thông tin nhà sản xuất: tên và địa chỉ đầy đủ.
  • Ngoài ra, trên giấy chứng nhận CFS thể hiện rõ sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại nước sản xuất hay nước được cấp CFS.
  • Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Cần chuẩn bị gì để xin giấy chứng nhận CFS?
Cần chuẩn bị gì để xin giấy chứng nhận CFS?

Một số thông tin khác về CFS cần lưu ý

  • Khi xuất – nhập nhiều lô hàng một lúc, cơ quan quản lý sẽ có quy định cụ thể về việc cấp CFS cho trường hợp này.
  • Trong một số trường hợp, doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia thì giấy chứng nhận CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định.
  • Nếu CFS được cấp hoặc hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ về tính xác thực thì cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh đến đến cơ quan đã cấp CFS cho doanh nghiệp.

CFS đối với hàng hóa xuất khẩu

CFS và hàng hóa xuất khẩu?

CFS  có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu

Các bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFs) trong những trường hợp sau:

  • Thương nhân có yêu cầu xuất khẩu hàng hóa thuộc trường hợp phải cấp CFS theo quy định.
  • Hàng hóa thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do theo quy định.

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận CFS đối với hàng xuất khẩu được lập bằng tiếng Anh và thể hiện đầy đủ thông tin theo quy định.
  • Nếu nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp giấy CFS theo mẫu của họ, thì cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu được yêu cầu.

Quy trình cấp CFS theo quy định

Bước 1: Thương nhận chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy CFS theo quy định như sau:

  • Thương nhân điền đầy đủ thông tin vào văn bản đề nghị cấp CFS theo quy định. Tải mẫu văn bản tại đây. (01 bản chính, thể hiện song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh).
  • Giấy chứng nhận đầu đối với công ty có vốn nước ngoài hoặc giấy chứng nhận kinh doanh đối với công ty trong nước (01 bản sao, có đóng dấu của thương nhân).
  • Bản danh mục các cơ sở sản xuất hàng hóa, nếu có (01 bản chính).
  • Bản tiêu chuẩn công bố sản phẩm, hàng hóa (01 bản sao, có đóng dấu của thương nhân).

Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tư do theo quy định

Bước 2: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận CFS.

Thời hạn xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ thương nhân.

Số lượng CFS được cấp: theo yêu cầu của thương nhân.

Như vậy, qua những thông tin đã chia sẻ, quý khách đã nắm được các bước cơ bản để xin giấy chứng nhận lưu hành tư do, khi tham gia hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa. Nhưng thực tế việc hợp tác đa phương về pháp luật chắc hẳn quý khách sẽ gặp nhiều khó khăn không việc thực thi nếu thiếu đi sự tư vấn của các chuyên gia.

Quý khách lưu ý: Để được các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS theo đúng quy định pháp luật khi đăng ký thành lập công ty, quý khách liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn