You are here:

Những thông tin liên quan đến người đứng đầu văn phòng đại diện mà doanh nghiệp cần biết

Những thông tin liên quan đến người đứng đầu văn phòng đại diện mà doanh nghiệp cần biết

Người đứng đầu văn phòng đại diện (VPĐD) hay còn gọi là Trưởng VPĐD có vai trò rất quan trọng, bởi đó là người điều hành, quản lý mọi hoạt động tại VPĐD.

Tuy nhiên, người đứng đầu văn phòng đại diện là ai? Khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD công ty cần lưu ý gì để không vi phạm pháp luật, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin được pháp luật quy định dưới đây!

1. Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?

  • Là người đứng đầu văn phòng đại diện, đó cũng là người chịu trách nhiệm chính vè kết quả hoạt động kinh doanh của VPĐD
  • Các hoạt động tại VPĐD không được tự ý tổ chức hay tư ý hoạt động mà phải được ủy quyền của doanh nghiệp.
  • Việc ủy quyền này thông qua văn bản, mọi hình thức ủy quyền khác không được pháp luật chấp thuận.

>> Xem thêm: Trưởng văn phòng đại diện là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động không?

Quy định về quyền hạn của người đứng đầu văn phòng đại diện
Quy định về quyền hạn của người đứng đầu văn phòng đại diện

2. Việc ủy quyền lại này phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như sau:

  • Việc ủy quyền lại do bên ủy quyền lập bằng văn bản.
  • Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.
  • Phạm vi ủy quyền không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
  • Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nhưng người ủy quyền chưa trở lại Việt Nam, nhưng chưa có văn bản ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người ủy quyền có mặt tại Việt Nam.
  • Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền điều hành VPĐD cho người khác.
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ được ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết, chứ không được áp dụng đối với các hợp đồng mới ký kết lần đầu.
Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật
Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật

3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được cùng lúc đảm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu một Chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật.
  • Người đại diện tất cả tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện

Trên đây là ý kiến về người đứng đầu văn phòng đại diện. Tuy nhiên, việc áp dụng còn tùy thuộc vào từng vụ việc, trường hợp cụ thể. Hãy liên hệ với TinLaw – công ty tư vấn thành lập văn phòng đại diện để được hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề này.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT