You are here:

Những điều bạn cần phải biết về thị thực

Những điều bạn cần phải biết về thị thực

Trong thời đại phát triển số hiện nay, có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ về thị thực hay còn gọi là visa. Đây chính là minh chứng cho việc hợp pháp nhập cảnh vào một quốc gia khác. Và dường như để có thể nhập cảnh vào một quốc gia khác tất cả chúng ta đều cần phải có thị thực (visa) trừ các trường hợp đặc biệt. Và cũng có rất nhiều người nhầm lẫn giữa thị thực và hộ chiếu là một. Vậy thị thực là gì? … Tất cả sẽ được dịch vụ visa Việt Nam TinLaw bật mí ngay cho bạn trong bài viết này!

Thị thực là gì?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật số 47/2014/QH13 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào ngày 16 tháng 06 năm 2014 thì “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”.

Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu rộng hơn thị thực chính là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp, cho phép người nước ngoài hợp pháp nhập cảnh vào quốc gia đó và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoại trừ các trường hợp miễn thị thực được ban hành theo quy định của pháp luật. Thì dường như khi bạn muốn nhập cảnh sang một quốc gia khác “bắt buộc” phải có thị thực (visa) của quốc gia đó.

Thời hạn của thị thực

Thời hạn hiệu lực của thị thực sẽ có sự khác nhau đối với từng loại visa bạn xin cấp. Nhưng dựa trên thời gian hiệu lực ta có thể chia thành bảng sau:

Ký hiệu visa Việt NamThời gian hiệu lựcSố lần nhập cảnh
DT1 – DT4Tối đa 5 nămNhiều lần
LD1 – LD2Tối đa 2 nămNhiều lần
NG1 – NG4; L1 – LV2; DN1 – DN2; N1 – N3; DH; PV1 – PV2; TTTối đa 12 thángNhiều lần
VRTối đa 6 thángNhiều lần
HN; DLTối đa 3 tháng1 lần
SQTối đa 30 ngày1 lần

Khi sở hữu các loại visa có số lần nhập cảnh nhiều lần sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong việc xuất nhập cảnh trong thời gian hiệu lực của visa. Và ngược lại, với loại visa chỉ có số lần xuất nhập cảnh 1 lần thì bạn sẽ cần phải làm lại visa của mình.

Điều kiện được cấp thị thực Việt Nam

TinLaw đã giúp bạn trả lời câu hỏi thị thực là gì? rồi. Vậy điều kiện để được cấp thị thực Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu tiếp tục nhé!

Điều kiện được cấp thị thực Việt Nam:

  • Có hộ chiếu gốc hoặc các giấy tờ thông hành có giá trị đi lại quốc tế phải còn thời hạn hiệu lực ít nhất 06 tháng theo quy định mới nhất
  • Các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân bảo lãnh hoặc thư mời. Nếu như bạn đã sở hữu visa Việt Nam tại các cơ quan có thẩm quyền về visa Việt Nam tại nước ngoài thì bạn không cần đến giấy bảo lãnh hoặc thư mời
  • Không được nằm trong danh sách cấm nhập cảnh vào Việt Nam
  • Bạn cần phải có các giấy tờ hợp pháp chứng minh mục đích nhập cảnh như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận góp vốn đầu tư, giấy đăng ký kết hôn, giấy phép lao động, giấy miễn giấy phép lao động .. tùy vào loại visa bạn xin cấp

Nếu vẫn còn thắc mắc các điều kiện để xin cấp thị thực Việt Nam đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến số tổng đài 1900 633 306 của TinLaw để được đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Có mấy loại thị thực

Căn cứ theo các quy định mới nhất của Luật số 51/2019/QH1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì có tất cả 25 loại thị thực (visa) được cấp với mục đích nhập cảnh khác nhau.

Cụ thể trong bảng dưới đây:

STTKí hiệu thị thựcĐối tượng cấp
1NG1Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
2NG2Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3NG3Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ
4NG4Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ
5LV1Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
6LV2Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
7DT1Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
8DT2Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
9DT3Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
10DT4Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
11DN1Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
12DN2Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hành động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
13NN1Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
14NN2Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam
15NN3Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam
16DHCác loại thị thực Việt Nam diện DH cấp cho người vào thực tập, học tập
17HNCấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo
18PV1Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam
19PV2Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam
20LD1Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
21LD2Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động
22DLCấp cho người vào du lịch
23TTCấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam
24VRCấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác
25SQCấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật quản lý xuất nhập cảnh.

Dựa vào bảng ta có thể thấy tất cả 25 loại thị thực (visa) đều mang một ký hiệu riêng. Điều này sẽ giúp ta phân biệt cũng như xác định được đối tượng được cấp tương ứng vào từng loại visa.

Bên cạnh câu hỏi thị thực là gì? Hay giấy thị thực là gì? Các loại thị thực hiện nay? Thì chắc chắn có rất nhiều bạn sẽ thắc mắc đến các trường hợp được miễn thị thực? Hãy cùng TinLaw tìm hiểu tiếp tục dưới đây nhé!

Các trường hợp được miễn thị thực

Các bạn đã biết được thị thực là gì? Vậy miễn thị thực là gì? Miễn thị thực ta có thể hiểu đơn giản chính là việc chính phủ của một quốc gia đồng ý cho phép công dân nước ngoài hợp pháp nhập cảnh vào quốc gia của mình mà không cần đến thị thực (visa).

Trong thời hạn hiệu lực của miễn thị thực bạn không cần phải xin thị thực (visa) mới cũng như không tốn bất kỳ các lệ phí nào liên quan đến thị thực (visa).

Danh sách các quốc gia được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam theo nghị Quyết số 32/NQ – CP.

STTQuốc giaThời hạn tạm trúCó hiệu lực đến
1Cộng hòa liên bang Đức15 ngày14/03/2025
2Cộng hòa Pháp15 ngày14/03/2025
3Cộng hòa I-ta-li-a15 ngày14/03/2025
4Vương quốc Tây Ban Nha15 ngày14/03/2025
5Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len15 ngày14/03/2025
6Liên bang Nga15 ngày14/03/2025
7Nhật Bản15 ngày14/03/2025
8Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)15 ngày14/03/2025
9Vương quốc Đan Mạch15 ngày14/03/2025
10Vương quốc Thụy Điển15 ngày14/03/2025
11Vương quốc Na-uy15 ngày14/03/2025
12Cộng hòa Phần Lan15 ngày14/03/2025
13Cộng hòa Bê-la-rút15 ngày14/03/2025

Bên cạnh 13 quốc gia trên còn có 9 quốc gia thuộc khu vực ASEAN được miễn thị thực Việt Nam:

STT

Quốc giaThời hạn tạm trú

Có hiệu lực đến

1Brunei14 ngàyKhông có
2Myanmar14 ngàyKhông có
3Philippines21 ngàyKhông có
4Campuchia30 ngàyKhông có
5Thailand30 ngàyKhông có
6Malaysia30 ngàyKhông có
7Singapore30 ngàyKhông có
8Indonesia30 ngàyKhông có
9Laos30 ngàyKhông có

 Hình thức, giá trị sử dụng của thị thực

Thị thực sẽ được cấp trực tiếp vào hộ chiếu, cấp rời và đặc biệt hiện nay đã có thể cấp qua hệ thống giao dịch điện tử của Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Thị thực được cấp thông qua giao dịch điện tử được gọi là thị thực điện tử hay còn gọi là E – visa.

Thông thường thị thực sẽ được cấp riêng cho từng cá nhân trừ các trường hợp cụ thể sau:

  • TH1: Cấp thị thực cho cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ
  • TH2: Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp là người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu tiến vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức, thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu

Thị thực có giá trị một hoặc nhiều lần tùy vào loại thị thực bạn xin cấp. Bạn có thể lướt lên mục thời hạn của thị thực để biết chính xác hơn nhé!

Căn cứ tại Điều 7 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 thì thị thực không có giá trị chuyển đổi mục đích ban đầu, trừ các trường hợp sau:

  • Người nước ngoài có các giấy tờ chứng minh bản thân là nhà đầu tư hoặc là người đại diện cho các tổ chức nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam theo quy định
  • Người nước ngoài có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con mời, bảo lãnh
  • Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và người nước ngoài có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động

Sau khi xem xét và đồng ý cho phép chuyển đổi mục đích thị thực của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thì bạn sẽ được cấp thị thực có ký hiệu mới phù hợp với mục đích chuyển đổi.

Lợi ích khi có thị thực Việt Nam

  • Việc sở hữu thị thực Việt Nam sẽ mang đến lợi ích như
  • Thoải mái xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam mà không bị giới hạn số lần đối với thị thực có giá trị sử dụng nhiều lần
  • Hợp pháp lưu trú tại Việt Nam trong một khoảng thời gian có thị thực có thời gian hiệu lực lên đến 05 năm
  • Hoàn toàn có thể gia hạn thêm nếu như vẫn có nhu cầu ở lại Việt Nam khi thị thực hết hạn
  • Dễ dàng nâng cấp lên thẻ tạm trú nếu như đã có thị thực Việt Nam.

Vậy là TinLaw đã giúp bạn trả lời câu hỏi thị thực là gì? cùng với rất nhiều thông tin quan trọng về thị thực thông qua bài viết này rồi. Hãy lưu lại ngay để tránh nhầm lẫn các khái niệm về thị thực hay hộ chiếu nhé. Hẹn sớm gặp lại bạn tại TinLaw!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT