You are here:

Những điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc

Những điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc

Bài viết trước, dịch vụ kế toán TinLaw đã giới thiệu đến các bạn những điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, vẫn còn 1 loại hợp đồng nữa khiến người lao động hay nhân sự mới vào nghề thường hay nhầm lẫn, đó là hợp đồng làm việc. Vì thế, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc.

Hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc là 2 loại hợp đồng dùng cho 2 đối tượng khác nhau. Ngoài ra, nó cũng khác biệt về chủ thể giao kết, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng…

STTTiêu chíHợp đồng lao độngHợp đồng làm việc
1Căn cứ pháp lýBộ luật Lao độngLuật Viên chức
2Định nghĩaHợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao độngHợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
3Đối tượng ký kếtNgười lao động và người sử dụng lao độngNgười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người được tuyển dụng làm viên chức
4Hình thức– Bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản

– Bằng lời nói với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng

Bằng văn bản và được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản giao cho viên chức
5Loại hợp đồng– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

6Nội dung hợp đồngViệc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao độngVị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
7Nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

– Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

– Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

– Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

– Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

– Chế độ tập sự (nếu có);

– Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

– Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định

8Mẫu hợp đồngCó tính chất tham khảo, không bắt buộcĐược ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BNV

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT