You are here:

Nên chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

Khi bắt đầu kinh doanh rất nhiều bạn phân vân không biết nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể? Để quý độc giả có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình, TinLaw sẽ so sánh điểm khác nhau cũng như ưu và nhược điểm của 2 hình thức này. Cùng theo dõi nhé!

Công ty là gì? Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.

Thành lập công ty hay hộ cá thể đều có ưu nhược điểm riêng
Thành lập công ty hay hộ cá thể đều có ưu nhược điểm riêng

Điểm khác nhau giữa công ty và kinh doanh cá thể

Nhằm hỗ trợ các bạn có cơ sở để ra quyết định nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể, TinLaw sẽ phân biệt 2 loại hình này dựa trên các tiêu chí cụ thể dưới đây:

TIÊU CHÍ CÔNG TY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Thủ tục đăng ký Phức tạp Đơn giản
Đặt tên Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện
Chủ thể thành lập Người Việt Nam, hoặc người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định Phải là người Việt Nam. Người nước ngoài không thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá nhân.
Quy mô kinh doanh Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

Công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Quy mô kinh doanh nhỏ, nên dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh;

Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…

Không được xuất nhập khẩu.

Điều kiện kinh doanh Buộc phải đăng kí kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp. Không phải trong mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và đầu tư Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Kế hoạch và đầu tư
Chế độ trách nhiệm Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.
Tính pháp nhân
(Có giấy phép kinh doanh + dấu tròn)
Không
(Chỉ có giấy phép kinh doanh)
Số lượng lao động Không giới hạn số lượng lao động Giới hạn không quá 10 lao động
Người đại diện theo pháp luật Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh
Số lượng được phép đăng ký 1 người có thể đăng ký nhiều công ty 1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể
Ngành nghề kinh doanh Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh(ví dụ: không được đăng ký ngành nghề xuất, nhập khẩu)
Xuất hóa đơn VAT Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT Không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT
(hạn chế đối tác mua bán)
Địa chỉ đăng ký trụ sở Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể.
Địa điểm kinh doanh – Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

– Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.

– Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Do đó, địa điểm kinh doanh cũng có nhiều hạn chế.

Chế độ kế toán – Phương pháp thuế khấu trừ;

– Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán;

– Phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm.

– Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định;

– Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán;

– Không phải báo cáo thuế.

Nghĩa vụ thuế Nhiều, phức tạp do doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ít và đơn giản hơn, hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Thủ tục giải thể Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài

Thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật Phá sản về thủ tục phá sản

Không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký

Ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh cá thể

Dựa trên tiêu chí ở bảng trên, TinLaw tóm gọn những ưu và nhược điểm của loại hình kinh doanh công ty và hộ cá thể như sau:

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty

Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
  • Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
  • Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
  • Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
  • Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.

Nhược điểm:

  • So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
  • Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
  • Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
  • Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
  • Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.

Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm:

  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
  • Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
  • Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
  • Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
  • Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT

Như vậy, thành lập công ty sẽ phù hợp với định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Còn nếu kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn hạn chế, dễ quản lý thì nên thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vậy nên lựa chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể còn tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.

Trên đây là giải đáp của dịch vụ thành lập công ty TinLaw cho câu hỏi “Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?” Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn