You are here:

Mức phạt một số hành vi vi phạm quyền lợi người lao động nên biết

Đảm bảo quyền lợi người lao động là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt hành chính cho những hành vi vi phạm quyền lợi người lao động của mình. Để hiểu rõ hơn, dịch vụ kế toán thuế TinLaw xin cung cấp một số thông tin cụ thể về mức phạt các hành vi vi phạm quyền lợi người lao động.

Giao kết hợp đồng

Mức phạt hành vi vi phạm quyền lợi người lao động đầu tiên TinLaw muốn đề cập đến là vấn đề giao kết hợp đồng.

Hành vi

Mức phạt

Không thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn (khoản 1 Điều 7 NĐ 95).

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định (Khoản 19 Điều 1 NĐ 88) 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ;

b) Buộc NLĐ thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của NLĐ.

(Khoản 4 Điều 1 NĐ 88)

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng;

Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với NLĐ;

Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động;

(Khoản 4 Điều 1 NĐ 88)

Từ 1.000.000 đến 20.000.000 đồng

(tùy vào số lượng NLĐ được ký kết tại Doanh nghiệp)

Liên quan đến tiền lương, thưởng, tiền làm thêm giờ

Đối với những vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ… nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm quyền lợi người lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

Hành vi

Mức phạt

Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương.

Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định.

(Khoản 5 Điều 1 NĐ 88).

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng (tùy vào số lượng NLĐ tại Doanh nghiệp)

Không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định (Khoản 7 Điều 1 NĐ 88)

Phạt tiền từ 3.000.000 đến 20.000.000 đồng (tùy vào số lượng NLĐ tại Doanh nghiệp)

Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động (Khoản 8 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó (Khoản 5 Điều 1 NĐ 88).

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

Không thông báo cho NLĐ biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

(Khoản 10 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Biện pháp khắc phục: Buộc trả đủ tiền lương cho NLĐ và khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo quy định)

Thời gian nghỉ ngơi

Doanh nghiệp nào không đảm bảo đúng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động, buộc lao động làm việc quá sức sẽ phải chịu mức phạt:

Hành vi

Mức phạt

Không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định (khoản 11 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

NSDLĐ huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định  (không quá 12 giờ/1 ngày, 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm) (khoản 4 Điều 14 Nghị định 95)

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ (Khoản 13 Điều 1  NĐ 88)

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh (khoản 1 Điều 18 NĐ 95)

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

 Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại NLĐ đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây (khoản 2 Điều 7 NĐ 95; Điều 32 BLLĐ 2012):

+ Tham gia nghĩa vụ quân sự.

+ Bị tạm giam, tạm giữ.

+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

+ Lao động nữ mang thai.

+ Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng  – 7.000.000 triệu đồng:

Về BHXH

NSDLĐ chậm đóng, đóng không dúng quy định hay không đủ người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN (khoản 2 Điều 26 NĐ 95): Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ.

Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu (Khoản 21 Điều 1 NĐ 88): Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cả doanh nghiệp và người lao động đều cần biết những mức phạt hành vi vi phạm quyền lợi người lao động nêu trên để tránh bị phạt cũng như đảm bảo quyền lợi của mình. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn!

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn