Gần đây có khá nhiều độc giả của TinLaw thắc mắc mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT hiện nay là bao nhiêu? Để các bạn có thể nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình, trong bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ thông tin mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với NLĐ (không thuộc khối nhà nước) và người sử dụng lao động trong năm 2023. Cùng theo dõi nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
- Luật Việc làm 2013.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020).
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT
1. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1.5% |
21,5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
2. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | – | 3% | 8% | – | – | – | 1.5% |
20,5% | 9.5% | ||||||||
Tổng cộng 30% |
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm người lao động (gồm người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là người nước ngoài) và người sử dụng lao động (người sử dụng lao động), cụ thể như sau:
Đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2023
♦ Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
♦ Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu người lao động là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia bhxh bắt buộc:
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Đối tượng người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2023
♦ Đối với trường hợp sử dụng người lao động là công dân Việt Nam
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.
♦ Đối với trường hợp sử dụng người lao động là người nước ngoài
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT
Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là mức lương cơ sở.
Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT bao gồm:
Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh.
Phụ cấp lương, bao gồm:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Các khoản bổ sung khác, bao gồm:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Cách tính tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng hàng tháng
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN |
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2023
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 01/01/2023 đến 30/6/2023
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023 là 29.800.000 đồng/tháng.
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 01/7/2023:
Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.
Trên đây là mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2023 người lao động cần biết. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ dịch vụ làm bảo hiểm xã hội TinLaw để được hỗ trợ.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239